Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

[Sức khỏe đời sống] Trẻ sốt mọc răng

Chăm sóc trẻ sốt mọc răng Trẻ 6 tháng tuổi đã bắt đầumọc răng sữa. Bộ răng sữa gồm 20 chiếc,10 răng ở hàm dưới mọc đầu tiên,sau đócác răng khác sẽ tuần tự mọc. Như vậy từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 30 trẻ cónhững đợt mọc răng liên tiếp và những đợt mọc răng này thường làm trẻ bị sốt,tiêu chảy nhẹ và có thể gây một số dấu hiệu bệnh lý khác. Tuy nhiên,trong thời kỳ mọc răngtrẻ cũng có thể bị sốt do mắc một số bệnh nhiễm khuẩn khác chứ không phải lúcnào trẻ sốt cũng đều do mọc răng cả. Các bậc bố mẹ cần theo dõi chu đáo và biếtcách phân biệt trẻ sốt do mọc răng hay do một bệnh khác để có biện pháp xử tríđúng đắn,kịp thời. Những triệu chứng thường gặpkhi trẻ mọc răng Trước khi răng nhú lên 3 – 4ngày,lợi trẻ thường bị sưng,viêm tấy đỏ,có khi bị loét,rãi chảy nhiều. Lợisưng đỏ làm trẻ ngứa ngáy khó chịu ở chỗ răng sẽ nhú lên nên trẻ thường cho ngóntay hoặc bất cứ vật gì có trong tay vào miệng để mút,gặm. Ngoài ra để răng mọc được,lợi sẽbị nứt ra gây đau cho trẻ,nếu không giữ vệ sinh tốt có thể bị nhiễm khuẩnmiệng. Cũng vì vậy trẻ bị mệt mỏi,quấy khóc nhiều hơn,đau lợi,lười ăn,ítngủ,nhiều trẻ bị sốt kèm theo tiêu chảy nhẹ. Khi thấy trẻ sốt,bố mẹ nên nhanhchóng cặp nhiệt độ cho con. Thường trẻ chỉ sốt nhẹ khoảng gần 38 độ C,nếu trên38 độ C phải chú ý theo dõi cẩn thận. Trường hợp trẻ sốt nhẹ chỉ cần theo dõi,chăm sóc trẻ cẩn thận,không cần cho uống thuốc. Cùng với sốt nhẹ,trẻ chảy nướcbọt nhiều nên thường đưa tay vào miệng cắn hoặc dùng lưỡi liếm vùng lợi phíatrước. Chúng ta cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt,thường xuyênlau sạch rãi và nước bọt của trẻ chảy ra quanh miệng bằng khăn mềm sạch. Sau khicho trẻ bú hoặc ăn nên nhớ làm sạch lợi trẻ. Có thể dùng một miếng gạc hoặc vảimềm thật sạch nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng lợi trẻ,sau đócho trẻ uống nước đun sôi để nguội. Chú ý cho trẻ uống nhiều nước,nhất là đối với những trẻ bị sốt kèm theo tiêu chảy. Điều này rất quan trọng vìsốt và tiêu chảy dễ làm cơ thể trẻ bị mất nước. Trường hợp trẻ không uống đượcnước,có thể dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi,miệng trẻ để trẻ không bị khômôi và cũng tránh được tình trạng mất nước. Phân biệt trẻ sốt mọc răng với sốt do những nguyên nhân khác. Trên đây là những triệu chứngchính thường gặp đối với hầu hết các trường hợp trẻ mọc răng. Các dấu hiệu nàythường nhẹ,không có gì đáng lo ngại,chúng thường xuất hiện rồi tự hết trongvòng 3 – 4 ngày khi những chiếc răng mới nhú lên những triệu chứng trên cũnggiảm dần rồi hết hẳn. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cầnchú ý theo dõi chăm sóc trẻ thật chu đáo. Nếu thấy trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trởlên và đau lợi nhiều phải đưa đi khám bệnh ngay để thầy thuốc cho dùng thuốc hạsốt và giảm đau. Thuốc men và liều dùng do thầy thuốc quyết định,gia đình nhấtthiết phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc,không được tùy ý mua thuốc dùng,kể cả thuốc hạ sốt và thuốc kháng sinh vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Cần chú ý mọc răng chỉ làm trẻsốt nhẹ và đi tướt trong vài ngày,kèm theo những dấu hiệu mọc răng như đã nóitrên. Nếu thấy trẻ bị sốt cao liên tục,nôn mửa,tiêu chảy nhiều phải nghĩ đếnmột bệnh khác,vì trong nhiều trường hợp trẻ sốt là do mắc một bệnh truyền nhiễmchứ không phải do mọc răng. Để biết chắc chắn trẻ sốt có phải do mọc răng haykhông nên đưa trẻ đi khám bệnh,vì trong giai đoạn trẻ mọc răng người mẹ có thểnhầm lẫn giữa tình trạng trẻ sốt mọc răng và sốt do một bệnh khác. Theo BS Kim Minh Chăm sóc bé khi bị sốt mọc răng Trong giai đoạn mọc răng, nhiều bé có dấu hiệu sốt kèm theo tiêu chảy nhẹ. Bé còn thích nhai ngón tay hoặc bất kỳ vật nào ở xung quanh. Khoảng 2-3 ngày sau đó, khi những chiếc răng mới nhú lên, cũng là thời điểm dấu hiệu sốt và tiêu chảy ở bé giảm dần rồi mất hẳn. Tuy nhiên, không phải lúc nào bé sốt cũng là yếu tố cảnh báo bé sắp mọc răng. Phương pháp chăm sóc các bé Khi thấy bé nóng, nên nhanh chóng cặp nhiệt độ cho bé. Khoảng gần 38oC là bé sốt vừa, trên 38oC là bé sốt cao. Nếu bé sốt cao, bạn nên đưa bé đi khám sớm. Bởi vì, bé sốt gần 39oC có thể kéo theo dấu hiệu bị co giật toàn thân, thiếu oxy não, tổn thương các tế bào thần kinh khiến bé bị hôn mê (hoặc tử vong). Nếu không, bé cũng có thể phải đối mặt với di chứng giảm trí nhớ hoặc động kinh sau đó. Nên đặt nhiệt độ ở hậu môn hoặc kẹp nách cho bé, để đo được kết quả chính xác. Có thể lau mát hạ sốt cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng. Mẹ nên tăng cường các cữ bú cho bé trong ngày. Nếu bé không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa. Với bé lớn hơn, khuyến khích bé uống thêm nước lọc (hoặc có thể pha sữa bình cho bé loãng hơn bình thường). Trường hợp bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước. Nếu muốn dùng thuốc hạ sốt (để nhét hậu môn và uống) hoặc dùng cao dán hạ sốt cho bé, nên hỏi ý kiến bác sĩ thật cụ thể. Việc tùy ý dùng thuốc (nhất là kháng sinh) có thể khiến bé bị xuất huyết tiêu hóa. Những điều nên tránh Tuyệt đối không dùng đá lạnh chườm hạ sốt cho bé. Bởi vì, đá lạnh vừa khiến bé khó chịu lại vừa khiến tình trạng sốt ở bé tồi tệ hơn do các mạch máu bị co lại. Đá lạnh cũng khiến bé dễ bị viêm phổi.

Không nên dùng cồn (hoặc rượu) lau người cho bé vì đây là một cách nguy hiểm. Rượu (cồn) khi bốc hơi có thể khiến bé ngộ độc. Chưa kể những loại rượu không an toàn (được người sản xuất thêm nhiều chất độc) thì càng nguy hiểm với bé hơn. Không nên ủ ấm hoặc đắp chăn cho bé; thay vào đó, chỉ nên mặc quần áo mỏng, thoáng và có thể đắp vỏ chăn mỏng cho bé nếu thời tiết hơi lạnh. Nếu là mùa hè, nên mở cửa sổ phòng bé để không khí lưu thông.
Không nên đưa bé ra ngoài trời để tránh cho bé bị thay đổi thân nhiệt đột ngột. Cũng không được dùng cách vắt chanh vào miệng, giúp bé hạ sốt. Chanh có chứa acid nên có thể làm rộp (bỏng) da miệng của bé. Không được đánh (cạo) gió cho bé. Bởi vì, cách này sẽ khiến bé bị rối loạn đông máu. Lưu ý: Nếu bé bị sốt cao, co giật, lấy một chiếc khăn mềm, nhỏ, gấp lại rồi kẹp vào miệng bé, đề phòng bé cắn vào lưỡi.
Tiếp đến, đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Hết sức thận trọng vì nếu không xử lý kịp thời, bé sẽ gặp nguy hiểm về sức khỏe hoặc để lại những di chứng nặng nề sau này như: chậm phát triển trí tuệ, rối loạn thần kinh… Sốt cao co giật hay đi kèm các dấu hiệu khác như: phát ban, khó thở… Lưu ý ăn uống khi bé sốt kèm tiêu chảy Nếu bé đang trong giai đoạn bú mẹ, không cần thiết phải kiêng khem quá mức. Người mẹ nên ăn uống đa dạng, kể cả những chất như: dầu mỡ, tôm, cá (chất tanh) để đảm bảo chất lượng sữa cho bé tiêu chảy bú.
Nếu bản thân người mẹ cũng mắc chứng tiêu chảy khi cho con bú thì người mẹ nên tránh ăn các loại đường ngọt, bánh kẹo, nước ngọt có gas hoặc những loại thực phẩm đóng hộp như: xúc xích, thịt hun khói…
Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm, nên duy trì chế độ dinh dưỡng cho bé thành nhiều bữa nhỏ trong ngày với thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hóa. Các chuyên gia khuyên có thể cho bé ăn dầu (mỡ), tôm (cua), ăn thịt gà… như bình thường chứ không cần khiêng kem quá mức, khiến bé dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng. BS. Ngọc Huê. Theo rangkhoe.com Like this: Like Đang tải ... Related

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét