Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

[Sức khỏe đời sống] THỰC PHẨM VÀ CHUYỆN ẤY


Bài 1. Thực phẩm cải thiện cuộc sống ái ân Chuyện chăn gối của vợ chồng bạn có vẻ kém nồng nhiệt? Đừng quá lo lắng. Thử bổ sung một số thực phẩm sau đây vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày theo như lời khuyên của các chuyên gia về dinh dưỡng Ấn Độ, ắt hẳn bạn sẽ có kết quả bất ngờ. 1. Mật ong Mật ong được xem là thực phẩm lý tưởng giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho các cặp vợ chồng “trang trải” trong cuộc ái ân. Người châu Âu truyền tai nhau rằng, những tân lang tân nương ở đây đã phải uống rượu mật ong trong suốt tháng đầu chung sống để tăng khả năng “chiến đấu”… trên giường. 2. Chuối Đây là nguồn phong phú các loại enzyme giúp tăng “bản lĩnh đàn ông”, đồng thời giúp đời sống tình dục của bạn thăng hoa. Chuối nổi tiếng là một loại trái cây dồi dào chất dinh dưỡng. Thêm một lí do khiến bạn nên chọn loại thực phẩm này là vì nó có nhiều chất potassium giúp cơ bắp săn chắc. Chính sự co bóp cơ bắp sẽ khiến “khoảnh khắc” của bạn càng tuyệt vời hơn. 3. Sô-cô-la Hàm lượng cao chất tryptophan trong sô-cô-la giúp đem lại cảm giác hưng phấn trong khi các chất chống ô-xy hóa có tác dụng cải thiện dòng máu luân chuyển. Chất phenylethylamine có trong sô cô la được xem như là một chất kích thích giúp cơ thể tràn đầy sinh lực và tâm trạng rạo rực chờ đón một đêm kì diệu. 4. Hàu Hàu chứa dopamine, chất giúp tăng sự ham muốn “mây mưa”. Quả thật chất kẽm dồi dào trong loại thực phẩm này giúp ích rất nhiều cho việc tăng cường hormone sinh dục nam testosterone, là một trợ thủ đắc lực cho quý ông trong “chuyện ấy”. 5. Rượu vang đỏ Loại thức uống này giúp cải thiện tâm trạng, đồng thời có khả năng hòa vào dòng máu rất nhanh, qua đó tăng ham muốn tình dục. Trong rượu có chứa chất resveratrol cũng rất có lợi cho sự lưu thông khí huyết, giúp bạn cảm thấy máu đang chảy “rần rần” trong cơ thể và sẵn sàng cho cuộc “mây mưa”. 6. Dâu Thường được xem là “thuốc kích dục”, dâu được bổ sung vào món súp phục vụ cho các cặp vợ chồng mới cưới ở Pháp nhằm giúp cải thiện chất lượng cuộc sống gối chăn. 7. Gừng Đây là loại gia vị không thể thiếu trong quá trình bạn “hâm nóng” tình yêu. Gừng có tác dụng cải thiện hệ tuần hoàn, qua đó tăng ham muốn tình dục. 8. Cá hồi Loại axit béo omega-3 tìm thấy trong cá hồi có tác dụng thúc đẩy các hormone giới tính sản xuất tối đa khiến bạn luôn trong trạng thái hưng phấn chào đón “chuyện ấy”. 9. Ớt Trong những trái ớt cay nồng có chứa một chất hóa học mang tên capsaicin giúp máu lưu thông, tuần hoàn tốt hơn và kích thích các sợi dây thần kinh khiến bạn luôn cảm thấy hưng phấn và sẵn sàng “nhập cuộc”. 10. Trái bơ Vitamin E trong loại trái cây này làm phát triển các hormone sinh dục như testosterone, estrogen và progesterone, giúp vùng kín của các nàng mở rộng và “ẩm ướt” dễ dàng cho việc sinh hoạt tình dục. 11. Quả lựu Loại trái cây này chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng bảo quản các mạch máu và giúp máu lưu thông dễ dàng thông suốt hơn. Từ đó sẽ làm cho mọi sự tiếp xúc giữa các cơ quan “nhạy cảm” càng trở nên tinh tế hơn. Bài 2. Thịt dê và… “chuyện ấy” 1. Với đa số đàn ông Việt Nam, cứ nhắc đến mòn thịt dê là nghĩ ngay đến “chuyện ấy”… Không ít các quý ông còn tâm niệm “cái ấy” của dê có tác dụng “bổ dương tráng khí”, rất có lợi cho chuyện chăn gối của nam giới. Thực hư mối quan hệ giữa thịt dê và “chuyện ấy” như thế nào? Các quý ông sẽ tìm được câu trả lời dưới nhãn quan của các nhà khoa học và tâm lý học. Tính trợ dương cần hiểu theo nghĩa rộng Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Quốc Toán (Bộ môn Y học Cổ truyền, ĐH Y Hà Nội) cho biết: thịt dê (dương nhục) có vị ngọt, tính nóng. Trong 100g thịt dê có 17,5% protit, 40% là lipit. Thịt dê không độc, có tác dụng trợ dương, bổ huyết, chữa lao phổi, người gầy yếu. Nếu ăn liên tục 30 – 40g/ngày các món ăn chế biến từ thịt dê, có thể khỏi gầy yếu, đau lưng, dương sự kém, khí huyết hư tổn, ra nhiều mồ hôi. Đặc biệt, rất tốt cho phụ nữ gầy yếu, ít sữa sau khi sinh nở. Hầu như tất cả bộ phận của dê đều có thể sử dụng để làm thuốc. Tinh hoàn dê (ngọc dương) có tác dụng trị thận suy, liệt dương, hoạt tinh. Người ta thường dùng ngọc dương hấp rượu, ngâm rượu thuốc… Dạ dày dê chữa gầy yếu, tiêu hoá kém, buồn nôn sau bữa ăn (người đau dạ dày và loét tá tràng không nên dùng món này). Gan dê (dương can) có thể điều trị những trường hợp mờ mắt sau cơn bệnh (nấu chín nhừ, ăn 30-60g/ngày). Tiết dê pha với rượu trắng 40 độ chữa bổ huyết, đau đầu, chóng mặt, đau lưng. Cật dê (thận dê) có thể ăn và chế biến thành các món như cật heo. Tuy nhiên, cật dê thường được nướng hoặc hấp với hành tây (trưng cách thuỷ). Các món ăn chế biến từ cật dê có tác dụng trị suy nhược, lãng tai, đổ mồ hôi. Cao dê toàn tính làm thuốc bổ. Mặc dù thịt dê có tác dụng bổ dưỡng, và rất tốt cho sức khoẻ, nhưng do hàm lượng đạm, mỡ cao nên không phải ai cũng có thể ăn. Một số người bị rối loạn chuyển hoá lipit khi ăn phải cẩn thận. Không nên ăn nhiều trong một bữa và nhiều bữa trong một tháng. Người có bệnh cao huyết áp cũng không nên ăn nhiều. Tuy vậy, tính trợ dương trong Đông Y nên được hiểu theo một nghĩa rộng rãi hơn (thịt dê nhiều chất dinh dưỡng như Protein, nhiều bần tố, chất khoáng, nhiều vitamins, nhiều chất sắt thì đương nhiên là bổ cho cơ thể rồi. Và việc bổ chung này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những… chuyện khác. 2. Vitamin B1 cũng thành viên… kích thích Chuyên gia tư vấn tâm lý Đinh Đoàn “hóm hỉnh”: Các loại thịt như thịt chó, thịt dê là những thức ăn giàu chất đạm, nên chắc chắn là bổ dưỡng (trừ đối với người bị bệnh gút). Mà đã ăn chất bổ thì “chẳng bổ nọ cũng bổ kia”. Đó là tư duy dân gian. Tuy nhiên, các món ăn từ dê, đặc biệt tinh hoàn dê hay ngẩu pín dê có bổ cho “chuyện ấy” hay không, chưa ai chứng minh trên cơ sở khoa học. Cho rằng “ăn gì bổ ấy” cũng chỉ là sự suy luận thô thiển. Cứ cho là trong tinh hoàn dê, ngẩu pín dê có nhiều hooc môn sinh dục, nhưng của động vật khác, của con người khác. Việc cơ thể có hấp thụ hay chuyển hoá các hooc môn đó hay không, cũng chưa có công trình nghiên cứu. Ai dám nói người thiếu máu thì ăn tiết canh sẽ… bổ máu? Nhưng dù sao chăng nữa yếu tố tinh thần, sức mạnh của niềm tin cũng giúp người ta “hăng hái” hơn tí chút, đặc biệt, khi ăn thịt dê, ngẩu pín dê, các đấng mày râu thường “làm vài chén”, khiến cho cơ thể có hưng phấn. Đã có trường hợp người đàn ông yếu sinh lý, được cho uống một viên vitamin B1, nhưng lại được bảo đó là viên “kích thích”, vậy mà cũng có hiệu quả rõ rệt. Đó là hiệu ứng tâm lý, sức mạnh của niềm tin! Xin nói thêm, rất nhiều tài liệu khi viết về các món ăn bổ dưỡng, thường viết rằng các món ăn này “được cho là” bổ dương, tráng khí, chứ “không dám” khẳng định chắc “như đinh đóng cột”. Nếu thịt dê bổ dương thật thì cả thế giới đã dùng để chế ra hàng vạn viên Viagra, BS Đỗ Gia Cảnh (Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ) khẳng định. Ông cho biết thêm, quan niệm này đúng với ngày xưa nhiều hơn ngày nay và đúng với từng người nhất định (tốt cho mấy ông tuổi xồn xồn 50-60 trở lên). Đến nay, chưa có nghiên cứu hoặc tài liệu khoa học nào chứng minh được tính trợ dương của thịt dê. Theo Dân trí Bài 3. Ăn móng giò, bổ “chuyện ấy” Trong móng giò giàu chất keo Protit, có hiệu quả nhất định đối với việc cải thiện chức năng sinh lý của các nội tạng trong cơ thể. Móng giò là loại thức ăn có dinh dưỡng rất cao, còn là “loại thuốc bổ” diên niên, ích thọ. Ngày thu đông ăn móng giò, từ trước đến nay vẫn được coi là phương thuốc bổ khí huyết. Trong Trung dược cho rằng, con người chúng ta đến độ tuổi nhất định, thì thận suy yếu dần, sẽ xuất hiện những triệu chứng như đau lưng, mỏi mệt, còng lưng đi đứng không linh họat như trước… Lúc này nếu ăn móng giò, có thể khiến cho đôi chân khỏe khoắn, bổ thận, đỡ đau lưng. Móng giò giàu dinh dưỡng và còn có một hàm lượng canxi, lân, sắt, vitamin A, vitamin B, vitamin C nhất định, nhất là chất Protit trong móng giò sau khi tan ra có 11 khoáng chất không kém gì móng gấu. Đông y cho rằng, móng giò có tác dụng bổ máu, thông sữa, làm cho da mềm mại, bổ tinh thận…. Trong móng giò giàu chất keo Protit, có hiệu quả nhất định đối với việc cải thiện chức năng sinh lý của các nội tạng trong cơ thể. Cơ thể con người sau khi hấp thu chất keo của móng giò, làm cho các tế bào da giữ được thủy phần, nên đỡ bị khô nhăn, khiến cho da bóng và căng. Thường xuyên ăn móng giò còn có thể phòng ngừa những chướng ngại về dinh dưỡng một cách hiệu quả và có tác dụng nhất định đối với các chứng bệnh như: Chảy máu đường hô hấp, hôn mê do mất máu, đồng thời cải thiện vi tuần hoàn của cả cơ thể, qua đó có thể phòng ngừa hoặc giảm nhẹ bệnh tim và não thiếu máu. Đối với những người trong khi hồi phục sức khỏe sau khi mổ do bị bệnh nặng thì ăn móng giò có lợi cho việc hồi phục sinh lý bình thường của các nhóm tế bào, tăng nhanh sự thay đổi chất, khiến cho cơ thể con người không bị lão hóa. Móng giò có tác dụng rất rõ rệt trong việc chữa trị bệnh suy nhược thần kinh, cải thiện trạng thái trầm cảm. Móng giò có mùi vị thơm ngon, nếu ninh với lạc, hoa kim ngân… thì dinh dưỡng càng cao. Thế nhưng ăn cũng phải có mức độ, do chức năng đường tiêu hóa của người già đã yếu đi, mà chất béo trong móng giò lại nhiều, vì vậy mỗi lần không nên ăn quá nhiều, để tránh việc khó tiêu hóa, khiến ăn không ngon miệng. Đối với những người già bị viêm gan mãn tính, viêm ống mật, sỏi thận, thì tốt nhất không nên ăn móng giò, bằng không sẽ khiến cho bệnh càng thêm trầm trọng hoặc căn bệnh cũ lại tái phát. Ngoài ra, trước khi đi ngủ không nên ăn móng giò, để khỏi làm cho máu càng thêm đặc. Theo MNVN Bài 4. Món chồng ăn, vợ khen Vì một nguyên nhân nào đó, quý ông bỗng dưng sa sút sức khỏe, các bà vợ có thể nấu những món ăn kết hợp với các vị thuốc giúp các ông lấy lại phong độ. Các thực phẩm như bò, gà, chó, dê, ngựa, vịt, heo, bồ câu, lươn, cá cua, ốc… thường được nấu chung với các vị thuốc như: long nhãn, thục địa, sơn thù, mạch môn, đậu đen, mè đen, hoài sơn, quy bản, nhục quế, gừng, hồ tiêu, câu kỷ tử, nhục thung dung… Nếu muốn bổ tinh huyết, làm mạnh gân xương, điều hòa âm dương thì dùng: nhung nai, nhung hươu, cao ban long, tủy heo… Nếu cần tráng dương bổ hỏa, làm bền thận khí, trị di mộng tinh, liệt dương thì dùng nhiều các vị tỏa cương, dâm dương hoắc, phá cố chỉ, đông trùng hạ thảo, hải mã, dưng hoàn của dê, bò, chó… Tăng cường sức hoạt động của gân cốt thì có ngưu tất, đỗ trọng, tục đoạn, đương quy, gân nai, gân heo, đuôi bò, đuôi heo… Dưới đây xin giới thiệu một số món giúp phục hồi sinh lực, cường kiện gân cốt. 1. Thịt xào câu kỷ. Thành phần: câu kỷ 20g, măng tươi 100g, thịt heo nạc 300g, dầu, muối, đường, mì chính, rượu, dầu vừng, bột đậu, xì dầu vừa đủ. Cách làm: thịt heo rửa sạch, lọc bỏ gân, thái thành sợi dài 5 – 6cm, măng tươi thái nhỏ tương tự, câu kỷ rửa sạch, để ráo. Đun nóng chảo, cho dầu vào phi hành thơm, bỏ thịt heo, măng vào đảo đều. Cho rượu, đường, xì dầu, muối, mì chính trộn đều, cho câu kỷ vào đảo qua, thêm dầu vừng vào, xào cho đến lúc chín là được. Món này có tác dụng bổ thận âm, phù hợp cho người cơ thể suy nhược, mắt hoa, tai ù, sinh dục kém. 2. Cật heo nấu câu kỷ - hoài sơn. Thành phần: Cật heo hai quả, xương heo 500g, câu kỷ 20g, hoài sơn 30g. Muối, đường, xì dầu vừa đủ để nêm. Cách làm: cật heo làm sạch, xương heo chặt miếng, câu kỷ, hoài sơn rửa sạch để ráo. Cho tất cả vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu lửa lớn cho sôi, sau đó để lửa nhỏ. Khi thấy chín mềm thì cho gia vị vào nêm vừa miệng. Món ăn này có công hiệu bổ thận, ích tinh, làm mạnh sinh lực. 3. Gà ác hầm. Thành phần: thịt gà ác 200g, hà thủ ô đỏ 20g, hoàng kỳ 15g, táo đỏ 10 quả. Cách làm: thịt gà ác làm sạch, chặt miếng vừa ăn. Cho ba vị thuốc vào túi vải, buộc kín miệng túi. Để tất cả các nguyên liệu vào nồi đất, chế ngập nước. Nấu lửa lớn cho sôi rồi để lửa nhỏ riu riu khoảng hai giờ, đến khi gà chín mềm thì nêm gia vị vừa ăn. Dùng lúc đói bụng. 4. Cật dê nấu tiểu hồi, đậu đen, đỗ trọng. Thành phần: cật dê hai quả, tiểu hồi hương 8g, đậu đen 100g, đỗ trọng 15g, gia vị vừa đủ. Cách làm: cật dê rửa sạch, xắt từng miếng nhỏ. Tiểu hồi hương, đậu đen, đỗ trọng rửa sạch, để ráo, cho vào túi vải gạc. Cho tất cả vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ, nấu từ 30 – 60phút, thêm gia vị cho vừa ăn. Món này rất tốt cho những người dương hư, đau lưng, chân gối mỏi, sinh hoạt tình dục yếu. 5. Canh thịt dê-đương quy. Thành phần: thịt dê 150g, đương quy 15g, gừng tươi ba lát. Cách làm: thịt dê rửa sạch cắt miếng nhỏ, chần qua nước sôi rồi cho vào nồi cùng đương quy và gừng. Nấu với 500ml nước đến khi thịt chín mềm là được. Nêm gia vị vừa ăn, dùng ăn trong bữa cơm. Theo Lương y Đinh Công Bảy Bài 5. Thực phẩm giúp bạn chiều chồng Phụ nữ khi có tuổi, “chuyện ấy” không còn mặn mà, nhiệt tình như thời mới cưới. Hiện tượng đó khiến nhiều ông chồng không chịu nổi mặc dù vẫn yêu vợ lại phải đi ăn “nem”. Vậy thì tại sao các bà vợ không tự tìm tòi, học hỏi, khắc phục bằng những việc làm có được trong tầm tay của mình, đó là chế biến các món ăn vừa ngon lại bổ dưỡng và có tác dụng kích thích ham muốn tình dục. 1. Trứng chim bồ câu, giăm bông: Trứng chim bồ câu 10 quả, giăm bông 50g, rượu, rau mùi, hành, gừng, bột đao đủ dùng. Trứng chim bồ câu luộc chín, bóc vỏ, rán vàng. Giăm bông thái miếng, đun sôi vớt ra. Phi thơm hành mỡ, đổ giăm bông và trứng vào xào qua, đổ nước có pha bột đao để tạo độ sánh cho món ăn, đun sôi nêm gia vị, bắc ra cho hành, rau mùi là dùng được. Món ăn có vị ngọt, tính ôn. Có tác dụng bổ thận, ích khí huyết, có tác dụng thúc đẩy co tử cung, nâng cao khả năng tình dục. 2. Sâm thái tử hầm thịt gà: Gà mái 1 con, đương quy, sâm thái tử 30g, gừng, hành, nước, bột canh đủ dùng. Thịt gà làm sạch, mổ moi, bỏ nội tạng. Cho đương quy, sâm thái tử và các gia vị vào bụng gà, khâu kín. Cho gà vào nồi, đổ nước hầm nhỏ lửa tới khi gà chín là dùng được. Món ăn có tác dụng ích khí bổ tinh, điền tủy. Những người gầy yếu, rong huyết, nhiều khí hư, không thích tình dục nên sử dụng món ăn này. 3. Bánh táo đỏ, sơn dược: Bột mỳ 1kg, táo đỏ 500g, kê nội kim 50g, hoài sơn dược 100g, gừng khô 10g, muối, hành hoa, dầu ăn đủ dùng. Kê nội kim nghiền nhỏ. Các vị thuốc khác rửa sạch cho vào nồi hầm nhỏ lửa trong vòng 1 tiếng. Cho bột mỳ và bột kê nội kim trộn lẫn với nhau và trộn cùng nước thuốc. Cho muối, hành vào trộn đều, nặn thành từng viên bánh. Cho chảo lên bếp để nóng già, đổ dầu ăn vào rán vàng. Nửa tháng ăn 1 lần. Món ăn có tác dụng bổ trung ích khí, lợi thận cố tinh, tăng cường khả năng tình dục. BS. Đào Minh Sơn Bài 6. Món ăn tốt cho người có tinh dịch bất thường Gần đây, muộn con trở thành một vấn đề khá thời sự đối với nhiều cặp vợ chồng. Nguyên nhân về phía nam giới phần nhiều là tinh dịch bất thường, nghĩa là số lượng tinh trùng suy giảm, chất lượng không đảm bảo. Trong y học cổ truyền, căn bệnh này được gọi là chứng nam tử tinh thiểu, nam tử tinh hàn hoặc tinh thanh bất dục. Nguyên nhân của chứng bệnh này rất phức tạp, nhưng theo cổ nhân phần nhiều là do tạng thận hư tổn. Khi mắc chứng bệnh này, ngoài việc dùng thuốc, tập luyện, châm cứu xoa bóp… cổ nhân còn khuyên người bệnh trọng dụng những đồ ăn thức uống mang tính ôn ấm có tác dụng bổ thận sinh tinh như: Trứng chim sẻ hoặc chim cút: Cổ nhân cho rằng ăn hai loại trứng này có tác dụng bổ thận dương, ích tinh huyết, điều hòa hai mạch xung và nhâm, là thức ăn rất tốt cho cả hai vợ chồng bị muộn con. Sách Bản thảo kinh sơ viết: “Tước noãn tính ôn, bổ noãn mệnh môn chi dương khí, tắc âm tự nhiệt nhi cường, tinh tự túc nhi hữu tử dã” (trứng chim sẻ tính ấm, có công năng ôn bổ dương khí ở mệnh môn nên thận âm theo đó mạnh lên, tinh đầy mà có con). Thịt chim sẻ: Còn gọi là ma tước nhục, vị ngọt, tính ấm, có công dụng tráng dương khí, ích tinh huyết, làm ấm tạng thận. Y thư cổ viết: “Ma tước nhục năng tục ngũ tạng bất túc khí, trợ âm đạo, ích tinh tủy” (thịt chim sẻ có tác dụng bồi bổ khí của ngũ tạng, làm ấm âm đạo và bổ ích tinh tủy). Cổ nhân khuyên người bị liệt dương, lãnh tinh, suy giảm số lượng tinh trùng nên ăn thịt chim sẻ. Thận dê: Còn gọi là dương thận, vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận khí, ích tinh tủy, rất có lợi cho nam giới tinh dịch lạnh và loãng. Sách Thực y tâm kính viết: “Trị thận hư lao tổn tinh kiệt: dương thận nhất song, khứ chi, tế thiết, vu thị chấp dĩ ngũ vị như thường pháp tác thang thực, tác chúc dĩ đắc” (để chữa chứng thận hư tinh kiệt dùng dương thận một đôi, lọc bỏ màng mỡ, thái nhỏ, nấu với nước đậu xị làm canh ăn hoặc nấu cháo cũng được). Thịt chó: Tính ấm, vị mặn, có công dụng bổ trung ích khí, ôn thận trợ dương, bổ phế khí, cố thận khí, thực hạ tiêu, làm tăng tinh tủy, ấm tỳ vị, ích khí lực, mạnh lưng gối. Sách Bản kinh phùng nguyên viết: “Cẩu nhục, hạ nguyên hư nhân, thực chi tối nghi” (với những người phần dưới hư suy ăn thịt chó cực tốt). Hải sâm: Tính ấm, vị mặn, có công dụng bổ thận ích tinh, nam giới mắc chứng tinh thiểu, tinh lãnh, tinh loãng ăn đều tốt. Sách Bản thảo tùng tân viết: “Hải sâm bổ thận ích tinh, tráng dương liệu nuy” (hải sâm có công năng bổ thận ích tinh, làm mạnh dương khí, trị được chứng liệt dương). Sách Thực vật nghi kỵ cũng viết: “Hải sâm bổ thận kinh, ích tinh tủy”. Mỡ chim bìm bịp: Còn gọi là điền kê du, có công dụng bổ thận ích tinh, nhuận phế dưỡng âm, được dân gian coi là loại thực phẩm cường tráng tư bổ. Y thư cổ cho rằng: điền kê du có tác dụng làm vững thận âm, sinh tinh tăng tủy, nhuận phế tạng, là thuốc quý cho người tỳ thận hư nhược, khí không hóa thành tinh dịch được. Theo Sức khỏe Đời sống Bài 7. Món ăn giúp quý ông hiếm muộn dễ có con Tinh dịch quá đặc là một trong những nguyên nhân thường gặp gây hiếm muộn ở nam giới. Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng vài món ăn vị thuốc như canh đậu xanh nấu với ốc bươu hoặc bột pín bò… Sự chậm trễ của quá trình dịch hóa tinh dịch làm cho tinh trùng đông kết lại với nhau hoặc không hoạt động. Tinh dịch đặc cũng khống chế việc tinh trùng di chuyển trong cổ tử cung một cách bình thường dẫn đến vô sinh. Để chữa trị căn bệnh tinh dịch quá đặc, có một số món ăn vị thuốc sau: Canh đậu xanh nấu với ốc bươu Ốc bươu 500 g, bán chi liên 15 g, đậu xanh 60 g, tử thảo 6 g. Táo tàu, nước mắm, hạt nêm một ít. Ngâm ốc trong nước sạch một ngày cho hết bùn đất, rửa sạch, đun vừa sôi để nhể lấy thịt ốc. Đậu xanh ngâm nước sạch trong 3-4 giờ. Bán chi liên, tử thảo, táo tàu rửa sạch. Cho thịt ốc, đậu xanh, táo tàu vào nồi cùng nước sạch vừa đủ, đun nhỏ lửa trong một giờ rồi cho bán chi liên, tử thảo vào đun tiếp trong nửa giờ nữa, nêm nước mắm, hạt nêm là có thể ăn được. Cách một ngày ăn một lần, một tháng là một liệu trình. Bột pín bò Pín bò 1 cái, hạt hẹ 25 g, dâm dương hoắc 15 g, thỏ ty tử 15 g, câu kỷ tử 15 g. Pín bò thái lát mỏng, đặt trên viên ngói và sấy khô bằng lửa nhỏ; dâm dương hoắc, hạt hẹ, câu kỷ tử, thỏ ty tử cùng sấy khô nghiền thành bột và trộn đều. Mỗi tối uống một thìa bột cùng với rượu hoặc nhào với mật ong thành viên và uống với rượu. Một tháng là một liệu trình. Chú ý: Người âm hư hỏa vượng không nên dùng món này. Cháo hải đới đậu xanh Đậu xanh 50 g, gạo tẻ 50 g, hải đới 20 g, đường trắng 30 g. Cho đậu xanh và hải đới vào nấu trước đến khi chín thì cho gạo tẻ vào nấu thành cháo, bỏ đường vừa khẩu vị là ăn được. Mỗi ngày một lần, một tháng là một liệu trình. Chú ý: Ăn nhiều hoa quả và thức ăn bổ máu. Không ăn thức ăn cay. Hạn chế sinh hoạt tình dục, không suy nghĩ và lao động quá sức. Theo Sức Khỏe và Đời Sống Bài 8. 8 món ăn giúp quý ông tăng ‘sức mạnh phòng the’ Các món cháo gan gà tơ hồng, cháo hạt sen long nhãn, canh tôm thịt dê, cá chạch hầm… đều có tác dụng vị thuốc chữa liệt dương, tăng cường sinh lý đàn ông. Liệt dương là một trong những nguyên nhân dẫn tới bi kịch trong nhiều gia đình. Do tập tục phương Đông và ở nước ta, nhiều người bệnh thường e ngại không dám đi khám và điều trị. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên, chủ yếu là do thận khí không đủ, tinh huyết suy yếu gây nên; ngoài ra còn do căng thẳng thần kinh, tâm và tỳ bị tổn hại, sinh hoạt phòng the không có chừng mực hoặc dùng các thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc hạ áp… kéo dài. Dưới đây là 8 món ăn – bài thuốc chữa trị chứng bệnh liệt dương, yếu sinh lý. Bài 1: Cháo gan gà – tơ hồng Tơ hồng 15 g, gan gà trống 4-5 buồng, gạo lức 100 g, muối 5 g. Tơ hồng gói trong 3 lớp vải, gan gà rửa sạch cho cùng gạo đã đãi sạch nấu cháo loãng, cho muối vừa ăn. Ngày ăn 1 bát lúc đói. Công dụng: bổ gan thận, ích tinh khí, trị chứng liệt dương, di tinh, tiểu đêm nhiều, đau lưng, mỏi gối, thị lực kém. Bài 2: Cháo hạt sen, long nhãn Hạt sen 15 g, long nhãn 15 g, táo đỏ 5 quả, gạo nếp 100 g. Tất cả đãi, rửa sạch cho vào nồi, nước 1 lít, đun to lửa cho sôi rồi nhỏ lửa. Cháo gần chín cho long nhãn vào quấy đều, tiếp tục nấu đến khi được cháo chín. Ngày ăn 1-2 lần. Công dụng: bổ tâm, dưỡng huyết, cố tinh, nhuận táo, bồi bổ sức khỏe, trị liệt dương di tinh. Bài 3: Cháo thục địa, hoài sơn Thục địa 20 g, hoài sơn 30 g, hồi hương 3 g, phục linh 20 g, gạo lức 100 g, đường đỏ 20 g. Rửa sạch các vị thuốc cho vào nồi, đổ nước nấu lấy nước đặc, bỏ bã, cho tiếp gạo đã đãi sạch, đun to lửa cho sôi rồi nhỏ lửa nấu thành cháo loãng, cho đường vừa ăn. Ngày ăn 1 bát, ăn nóng. Công dụng: bổ huyết, bổ âm, kiện tỳ vị, ích khí, trị liệt dương. Bài 4: Canh tôm, thịt dê Thịt dê 250 g, tôm nõn 25 g, gừng, hành, muối, hạt tiêu bột, vừa đủ. Rửa sạch thịt, luộc chín, thái mỏng, cho vào nồi đất cùng tôm, gừng hành muối, tiêu bột, nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi rồi nhỏ lửa nấu tới chín nhừ là được. Ăn kèm trong bữa cơm. Công dụng: ôn thận, bổ dương, cường thận, trị thận dương hư suy, gây các chứng liệt dương, xuất tinh sớm, váng đầu hoa mắt, mệt mỏi thần kinh, lưng đau, gối mỏi. Bài 5: Cá chạch hầm Cá chạch 5 con, làm sạch, ướp với mật ong khoảng 30 phút rồi hầm cách thủy 1 giờ. Ăn trong ngày. Công dụng: trị liệt dương do thận yếu. Bài 6: Canh đuôi lợn, tục đoạn Đuôi lợn 50 g, đỗ trọng 20 g, ba kích 20 g, tục đoạn 20 g, nhục thung dung 20 g, đậu đen 30 g, gia vị vừa đủ. Đuôi lợn rửa sạch đem hầm với các vị thuốc trên, nêm gia vị vừa dùng. Dùng liên tục 7-10 ngày. Công dụng: bổ thận, trị chứng không xuất tinh. Bài 7: Canh hải sâm Hải sâm 100 g ngâm cho nở, măng 20 g, nấm hương 5 g, dầu thực vật, rượu, bột ngọt, hành băm, gừng băm, muối, tiêu bột vừa đủ. Hải sâm thái từng thỏi, măng xé nhỏ, phi hành, gừng cho thơm, đổ vào nước dùng, cho tiếp hải sâm, nấm, măng, gia vị đun tới sôi, rắc tiêu bột là được. Ăn kèm trong bữa cơm. Công dụng: bổ thận tráng dương ích khí, bổ âm thông trường, nhuận táo, trị thận hư, liệt dương, tăng huyết áp. Bài 8: Canh tỏa dương – thịt dê Tỏa dương 5 g, nhục thung dung 5 g, thịt dê 50 g, bột mì 200 g. Sắc kỹ tỏa dương và nhục thung dung, lấy nước bỏ bã rồi nhào với bột mì thật nhuyễn, cán mỏng, cắt thành sợi, nấu với thịt dê, chế đủ gia vị, dùng làm đồ điểm tâm hằng ngày. Công dụng: bổ thận, trị chứng không xuất tinh. Theo Sức Khỏe Đời Sống Like this: Like Đang tải ... Related

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét