Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

[Sức khỏe đời sống] Ăn nhiều mà vẫn suy dinh dưỡng


Nhiều bậc cha mẹ cho con ăn rất nhiều nhưng không đúng cách nên trẻ vẫn còi cọc, chậm phát triển thậm chí suy dinh dưỡng nặng. Bé Thảo Phương, khu tập thể B3 Giảng Võ, Hà Nội đã 5 tuổi nhưng chiều cao và cân nặng chỉ tương đương với trẻ 3 tuổi. Anh trai của bé năm nay học lớp 3, chiều cao thì đảm bảo theo đúng lứa tuổi nhưng cân nặng chỉ vỏn vẹn 20kg. Cả hai cháu bé đều không phải là thiếu ăn, bởi bố mẹ cháu là những người có thu nhập cao, gia đình khá giả.  Tuy nhiên mọi chế độ ăn uống của hai con, bố mẹ cháu đều phó thác cho người giúp việc. Còn bé Bin, ngõ 294 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội thì ngược lại, được bố mẹ chăm sóc kỹ lưỡng nhưng vẫn “bé như cái kẹo”, đã 3 tuổi nhưng chưa biết ăn cơm. Hằng ngày, bé chỉ ăn cháo, thậm chí không nhai mà nuốt chửng. Thức ăn của Bin chủ yếu là thịt nạc, chim cút hầm, gỡ lấy thịt trộn với cháo… Gần đây, cô giáo của cháu khuyên bố mẹ đưa đến Trung tâm Dinh dưỡng, họ mới biết con mình suy dinh dưỡng vì chăm sóc thiếu khoa học. PGS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ cân và suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em Việt Nam chủ yếu do sự hiểu biết về dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng của các bậc cha mẹ còn hạn chế. Chế độ ăn không hợp lý khiến nhiều trẻ còi cọc, số khác thì tăng cân quá mức, béo phì. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 33,9% số trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Khoảng 30% trẻ bị thiếu kẽm, 34% thiếu sắt. Chế độ ăn của trẻ em Việt Nam mới chỉ đạt 30-50% so với nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Hậu quả của tình trạng này là trong hai thập kỷ qua, người trưởng thành Việt Nam chỉ cao thêm trung bình 1,5cm. Có tới 35-40% số trẻ dưới 2 tuổi có chiều cao thấp (tính theo lứa tuổi). Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ, PGS Nguyễn Thị Lâm khuyên, những trẻ một tuổi trở lên đã ăn cơm được cùng với bố mẹ, nên cho trẻ ăn no và nhiều vào bữa sáng. Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tránh ăn một vài loại nhất định, khuyến khích trẻ ăn nhiều rau để tránh táo bón, đồng thời cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Hiện nay, hầu hết khẩu phần ăn của trẻ em Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng về năng lượng, canxi, sắt và các vitamin nhóm B. Nhiều trẻ em bị thiếu máu, thiếu sắt dẫn đến kết quả học tập sa sút. Trẻ em khi bị thiếu máu, thiếu sắt thường có các dấu hiệu da xanh xao, môi nhợt, lòng bàn tay trắng hoặc hồng nhợt, cơ nhão, bụng ỏng (to), chậm biết bò, ngồi, đứng, đi. Trẻ thường kém hoạt bát, chơi chóng mệt. Đối với trẻ đang đi học, thường học kém và hay buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt. Khi thấy có các triệu chứng nghi ngờ bị thiếu máu trên nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và thử máu để xác định chính xác bệnh. PGS Nguyễn Thị Lâm cảnh báo, hầu hết trẻ bị suy dinh dưỡng lúc nhỏ, khi lớn lên trẻ đều có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì và mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, đái tháo đường tuýp 2… Dưới đây là cách cho trẻ ăn khoa học: Ăn đúng bữa, không ăn vặt, không ăn bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn. Đến bữa ăn nên chia suất ăn riêng cho trẻ, để tránh ăn quá ít hoặc quá nhiều. Tập cho trẻ thói quen uống nước kể cả khi không khát, lượng nước nên uống 1 lít/ngày. Nên chia làm 4 bữa/ngày: 3 bữa chính một bữa phụ để trẻ hấp thụ thức ăn tốt. Ngoài ra, các gia đình cần phấn đấu bữa ăn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp năng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo), canh (cung cấp nước) và các chất dinh dưỡng bổ sung, giúp ăn ngon miệng. Giáo dục cho trẻ thói quen vệ sinh rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. Theo Gia đình và Xã hội, 22/7/2009 Like this: Like Đang tải ... Related

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét