Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

Siro Prospan và cây thường xuân

Bài 1. Giới thiệu Prospan Thành phần hoạt tính: 100 ml dung dịch thuốc có chứa 0,7g dịch chiết xuất khô của lá cây thường xuân (tỷ lệ: 5 – 7,5 : 1), 0,134 g kali sorbat (chất bảo quản). Các thành phần khác: acid citric khan, keo xanthan, chất tạo hương, dung dịch sorbitol 70%. 2,5 ml dung dịch chứa 0,963 g chất thay thế đường Sorbitol = 0.08 BU. Nay có thêm dạng bào chế 70ml. 70 ml dung dịch thuốc có chứa 0,49g dịch chiết xuất khô của lá cây thường xuân. Chỉ định: Siro ho Prospan® dùng để chữa viêm đường hô hấp cấp tính có kèm ho, sử dụng để điều trị triệu chứng viêm phế quản mãn tính. Chống chỉ định: Đối với những trường hợp bất dung nạp fructose, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, chỉ được phép dùng thuốc Prospan® theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tác dụng không mong muốn: Rất hiếm khi, siro ho Prospan có thể dẫn tới nhuận tràng do thành phần sorbitol có trong thuốc. Tương tác với các thuốc khác: Không có phản ứng không mong muốn nào được biết đến khi sử dụng đồng thời đường uống siro ho Prospan® với các loại thuốc khác. Vì vậy, sử dụng thuốc ho Prospan® đồng thời với các thuốc khác được xem là an toàn, ví dụ như phối hợp với thuốc kháng sinh. Liều dùng và cách dùng: Sử dụng dụng cụ đong thuốc đi kem trong hộp thuốc: Nếu không có chỉ định riêng, sử dụng liều như sau:

– Trẻ sơ sinh và trẻ em: 2,5 ml x 3 lần/ngày.
– Trẻ ở độ tuổi đi học và thiếu niên: 5ml thuốc x 3 lần/ngày.
– Người lớn: 5 – 7,5 ml x 3 lần/ngày. Lắc kỹ trước mỗi lần sử dụng! Thời gian điều trị: Thời gian điều trị ho phụ thuộc vào loại bệnh và mức độ của bệnh trên lâm sàng, tuy nhiên, việc điều trị nên duy trì trong ít nhất một tuần đối với trường hợp viêm nhẹ đường hô hấp. Việc điều trị với Siro ho Prospan® nên được duy trì 2 – 3 ngày sau khi hết triệu chứng để đảm bảo hiệu quả của đợt điều trị. Nếu tình trạng bệnh vẫn kéo dài hoặc có xuất hiện thở nông, sốt cũng như đờm có máu hoặc mủ thì phải tham khảo ngay ý kiến bác sĩ. Bảo quản
– Giữ thuốc trong hộp kín, ở nhiệt độ dưới 25oC.
– Thời hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất
* Không dùng thuốc quá thời hạn sử dụng
– Đóng gói: Hộp chứa chai 100ml
– Tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn nhà sản xuất
* Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em Lưu ý đặc biệt:
Cũng như các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, Prospan® có thành phần hoạt chất là chất chiết xuất từ thực vật, do đó màu của thuốc đôi khi có thể bị thay đổi. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc. Bài 2. Siro Prospan Thuốc ho Prospan với thành phần chính là dịch chiết từ lá thường xuân khô (tỷ lệ chiết xuất DER5-7,5:1) Lá thường xuân – Những điều cần biết Thường xuân là một loài cây gỗ leo với tên gọi khoa học là Hedera helix Linné, họ Araliaceae (họ Nhân sâm). Cây thường xuân mọc hoang rất nhiều trên đá, trên thân cây già, trong bụi cây, và trên tường nhà. Là loại cây xanh tốt quanh năm, thường xuân có sức sống rất mãnh liệt, ngay cả trong mùa đông giá rét. Nó được xem là biểu tượng của sự phì nhiêu và bất tử (như cây trường sinh). Theo quan niệm dân gian về phong thủy, cây thường xuân có khả năng trừ tà, mang lại bình an, may mắn cho gia chủ. Chính vì vậy, thường xuân là loài cây được trồng phổ biến ở Châu Âu. Bên cạnh đó, cây thường xuân được biết đến là loài thảo dược rất quý. Từ thời cổ xưa, Hippocrates, ông tổ của nghề thuốc, đã sử dụng hầu hết các bộ phận (rễ, lá, quả, hoa,…) của cây thường xuân để chữa nhiều bệnh như bệnh lỵ, đau tai, bệnh gút và sốt. Đến đầu thế kỷ 16, loài cây thường xuân đã ngày càng được biết đến nhiều hơn với hiệu quả điều trị bệnh viêm đường hô hấp. Từ năm 1949, công ty Engelhard Arzneimitel GmbH&Co.KG, cộng hòa Liên bang Đức, phối hợp với nhiều bệnh viện và trường đại học lớn trên thế giới tiến hành hơn 20 nghiên cứu khoa học trên quy mô lớn có kiểm soát chặt chẽ. Những nghiên cứu này đánh giá tác dụng chữa bệnh, cũng như tính an toàn và khả năng dung nạp dịch chiết lá thường xuân khô Hedera helix, với tỷ lệ chiết xuất DER 5-7,5:1. Kết quả cho thấy cây thường xuân rất hiệu quả trong điều trị các bệnh đường hô hấp có kèm triệu chứng ho.
Thuốc ho Prospan hiện đang phân phối ở 76 quốc gia trên thế giới, bắt đầu được phân phối tại Việt Nam từ năm 2009. Cây thường xuân: Theo Bài 3. Cây thường xuân và việc chế tạo thuốc ho Prospan Lịch sử phát triển của cây thường xuân Lịch sử của loài cây thường xuân gắn liền với lịch sử phát triển của người châu Âu, bởi vậy mà loài cây này không chỉ được biết đến rộng rãi mà còn được xem như một biểu tượng trong mọi lĩnh vực. Loài cây này đã ăn sâu vào ngôn ngữ, tôn giáo, nghi lễ, khoa học và nghệ thuật. Chẳng hạn người Ai Cập tôn thờ cây thường xuân như thánh Osiris và người Hi Lạp cổ cũng tôn thờ loài cây này như các thánh Bacchus, Demeter, Pan. Các thầy tu Cơ đốc giáo không được phép chạm vào cây thường xuân vì lo sợ rằng họ sẽ bị bùa mê quyến rũ. Trong nghệ thuật cổ xưa, cây thường xuân được xem là biểu tượng của sự phồn thực và bất tử (như cây trường sinh). Do tính liên kết mật thiết với các loài cây khác, cây thường xuân được xem là một tín hiệu của cuộc hôn nhân chung thủy, hạnh phúc. Do có có đặc điểm dẻo và quấn bện vào nhau, loài cây này thường được xem như biểu tượng của phụ nữ, tượng trưng cho sự sinh nở. Trong lĩnh vực y học, cây thường xuân vốn được xem như một loài thảo dược. Từ thời cổ xưa, Hippocrates, ông tổ của nghề thuốc đã làm cho cây thường xuân được biết đến rộng rãi là một loài cây thuốc. Tại thời điểm đó, ông đã sử dụng rễ, lá, quả gồm cả phần thịt quả và hạt, nhưng ông không hề biết cụ thể về thành phần chữa trị vết thương của nó. Thay vào đó, người ta cho rằng chúa và thần linh trú ngụ trong loài cây này nhằm tạo cho loài cây sức mạnh chữa bệnh duy nhất đó. Những loại bệnh thường được điều trị bằng loài cây này bao gồm: bệnh lỵ, bệnh lách, đau tai, bệnh gút và sốt. Bên cạnh những bộ phận của cây như đã nói trên thì hoa, chồi non, thậm chí là nhựa trong thân cây cũng được sử dụng. Ngay từ đầu thế kỷ 16, cây thường xuân đã ngày càng được biết đến nhiều hơn như một phương pháp trị bệnh viêm đường hô hấp. Cho đến thế kỷ 19, bước đột phá của việc sử dụng cây thường xuân theo phương pháp chữa bệnh dân gian đã được thay thể bằng phương pháp chiết xuất hiện đại – phương pháp này ngày càng trở nên quan trọng chữa bệnh ho. Thời kỳ này có diễn ra một sự việc như sau: một vị bác sĩ quan sát thấy trẻ em ở vùng miền Nam nước Pháp thường ít bị ho hơn. Ông nghiên cứu và quan sát hiện tượng này thì nhận thấy rằng trẻ em ở vùng này thường uống sữa bằng loại cốc làm từ gỗ cây thường xuân.
Ông đưa ra kết luận rằng cây thường xuân chứa hoạt chất được chuyển hóa thành sữa và hoạt chất này có thể chống được bệnh ho. Ngày nay, người ta biết rằng những thành phần hoạt tính này có nhiều trong lá cây thường xuân Hedera helix hơn là từ phần gỗ của thân cây.
Trong phương pháp trị liệu hiện đại, lá cây thường xuân là thành phần không thể thiếu trong quá trình bào chế thuốc chữa bệnh phế quản. Thực vật học – Thường xuân Thường xuân là một loài cây gỗ leo với tên gọi khoa học là Hedera helix Linné, họ Araliaceae (dòng cây thường xuân). Hiện nay có khoảng 15 loài thường xuân và hơn 100 loài khác nữa được biết đến, với rất nhiều những tiểu loài phát triển trên khắp thế giới. Những cây liên quan đến loài thường xuân bao gồm những loài cây thảo dược nổi tiếng khác như Panax ginseng (nhân sâm), Araliaceae. Theo Bài 4. Treo dây thường xuân đón bình an và may mắn Thường xuân – loại dây leo thuộc họ ngũ gia – cuống dây có mọc rễ, cành non phủ lông, có dạng vảy cá. Lá mọc cách nhau, xanh bóng mượt. Hoa nở vào tháng 8 – 9, hoa nhỏ, 5 cánh, màu vàng nhạt, thơm thoang thoảng, có hình chiếc dù. Tháng 9 – 10 thì hoa kết quả, có màu đỏ hoặc màu vàng, hình cầu nhỏ. Là loại cây xanh tốt quanh năm, thường xuân có sức sống rất mãnh liệt, ngay cả trong mùa đông giá rét. Vì vậy, nó được xem là loại cây rất tốt theo phong thủy, là món quà thích hợp cho những dịp như lễ tết, thi cử, mừng thọ, mừng thăng chức, khai trương. Ngay cả trong tình yêu, đây cũng là quà tặng đầy ý nghĩa. Theo quan niệm dân gian, một công dụng khác của dây thường xuân là khả năng trừ tà. Chính vì thế nó cũng là loài cây mang lại bình an, may mắn cho gia chủ. Bạn có thể bày thường xuân tại nhà ở, phòng họp, khách sạn, nhà hàng, văn phòng. Nên để cây gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh sáng. Có thể treo thường xuân ở ban công nhưng tránh ánh sáng quá mạnh. Để cây phát huy hiệu quả về mặt phong thủy, nên treo cây ở hướng Đông, Đông Bắc, Đông Nam của căn phòng. (Theo Hoa cảnh ứng dụng trong phong thủy) Like this: Like Đang tải ... Related

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét