Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

[Sức khỏe đời sống] Ăn liền 4 con cua, sản phụ sảy thai


Mới đây, một sản phụ tại Trùng Khánh (Trung Quốc) sau khi ăn liền 4 con cua loại lớn, đã không giữ được thai nhi hai tháng trong bụng. Nhớ lại câu chuyện đau lòng vừa xảy ra, chị Lưu Hiểu Nguyệt không kìm được nước mắt: “Nếu biết sớm, tôi đã nghe lời chồng không ăn nhiều tới vậy”. Chị Lưu năm nay 30 tuổi, hiện sinh sống tại quận Nam Ngạn, Trùng Khánh. Thường ngày, chị này rất thích ăn hải sản.  Hằng năm, cứ tới mùa cua, chị Lưu lại mua rất nhiều để cả nhà thưởng thức. Năm nay, dù đang mang thai, người phụ nữ này vẫn đặt mua qua mạng 20 con cua. Trong đó, 12 con đem biếu bố mẹ hai bên, còn 8 con thì vợ chồng chị giữ lại để chế biến. Lưu Hiểu Nguyệt cho biết, trước kia cũng từng nghe tới thông tin bà bầu không nên ăn nhiều cua, nhưng vì thèm, nên vào tối 20/10 vừa qua, hai vợ chồng đem hấp chín 8 con, rồi chia nhau mỗi người “đánh bay” 4 con. Tối hôm ấy, chị Lưu bắt đầu có hiện tượng đau bụng đi ngoài, kèm theo đó là ra máu âm đạo, có dấu hiệu dọa sảy. Người chồng lập tức đưa vợ vào một bệnh viện tại Trùng Khánh cấp cứu, nhưng cuối cùng đã không giữ được thai nhi hai tháng trong bụng. Theo bác sĩ Vương, đa số sản phụ vẫn có thể thưởng thức cua, nhưng với số lượng ít. Riêng những bà bầu có thể chất hàn không nên ăn cua, bởi cua vốn có tính hàn, lại dễ có ký sinh trùng. Ngoài những sản phụ thể chất thiên về hàn, các bà bầu mang thai ở giai đoạn đầu cũng nên tránh loại thực phẩm này. Trong giai đoạn sớm, thai nhi vẫn chưa thành hình hoàn chỉnh. Ăn cua sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển thần kinh của đứa trẻ, bác sĩ Vương nhận định. Với những sản phụ thuộc nhóm ăn được cua, cũng nên ăn có chừng mực. Tốt nhất, mỗi bữa cơm chỉ ăn khoảng 200 gram là vừa đủ và mỗi tuần chỉ nên thưởng thức từ một đến hai lần. Bởi trong thời kỳ mang thai, khả năng tiêu hóa của bà bầu suy giảm, không dễ tiêu hóa những thực phẩm tươi sống. Bác sĩ Vương cho rằng, cua vốn là loại thực phẩm giàu protein, nên dễ bị biến chất hỏng ôi, chị em cần lựa chọn kỹ càng trước khi thưởng thức. Kể cả những loại cua còn tươi sống, cũng nên loại bỏ phần dạ dày, ruột rồi hãy đem chế biến. Khi hấp cua, có thể cho thêm một chút lá tía tô để giải độc. Nếu ăn nhầm phải cua chết, sản phụ dễ bị chóng mặt, đau bụng, nặng hơn sẽ nôn ói, đi ngoài, thậm chí sảy thai. Cũng theo bác sĩ này, trong thời kỳ mang thai, sản phụ hay ăn nhiều trái cây và các loại thực phẩm thuộc họ đậu. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, người mẹ không nên ăn cua cùng với những trái cây có tính hàn. Sự kết hợp này dễ khiến bà bầu bị tiêu chảy. Cua cũng là món đại kỵ với nước trà, vì vậy, thai phụ nên tránh thói quen ăn cua xong đã uống trà ngay cho sạch miệng. Bác sĩ Vương lý giải, khi tiết trời sang thu, cơ thể dễ bốc hỏa, trong khi đó, trên thị trường lại bán nhiều loại trà thích hợp với sản phụ, nên nhiều chị em dễ có thói quen thưởng thức một tách trà hương để hạ hỏa sau bữa cơm. Nhưng trà và cua là hai thực phẩm thuộc hàng tương khắc. Nếu ăn cua xong mà uống trà ngay sẽ “làm khổ” đường ruột, dẫn tới tiêu chảy. Tốt nhất chỉ nên uống trà sau khi đã ăn cua chừng một tiếng. Minh Hạnh (theo Huanqiu, Chongqingshangbao) Like this: Like Đang tải ... Related

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét