Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

[Sức khỏe đời sống] Chăm sóc “chim”

Bài 1. Chăm sóc “chú chim nhỏ” cho các bé trai thế nào? (Lam me) – Bạn đã và đang chăm sóc cho dương vật của bé nhà bạn thế nào? Dưới đây là những tình huống cụ thể bạn có khả năng gặp phải. 1. Làm gì khi bé nói “chú chim nhỏ” bị đau? Đau ở vùng dương vật đối với các bé trai không mấy phổ biến. Nếu có, có thể do chấn thương do va đập bên ngoài hay nhiễm trùng đường tiết niệu. Hãy hỏi bé cụ thể về cơn đau như: đau ở đâu? dương vật hay tinh hoàn? Đau liên tục hay đôi khi mới xuất hiện? Bé có nghịch “chú chim nhỏ” bằng thứ gì trước đó hay không? Bạn nên xem xét kĩ có bất kì vết cắt, vết bầm tím và sau đó dẫn bé đến bác sĩ để khám sớm nhất. 2. Những tai nạn thường gặp đối với “chú chim nhỏ”? Bạn nên lưu ý một số việc để tránh tai nạn cho dương vật của bé. Thường gặp nhất chính là bé dùng đồ chơi hay bất cứ vật gì đó để nghịch. Ngoài ra, khóa kéo quần đôi khi cũng xảy ra sự cố nếu bạn để bé tự mặc đồ hay bạn không cẩn thận. Một số chấn thương do va chạm mà bé có thể gặp như khi bé chơi thể thao, tập chạy xe đạp… 3. Nguyên nhân của nhiễm trùng đường tiết niệu? Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những vấn đề phổ biến gặp phải ở dương vật các bé trai từ hai đến mười ba tuổi. Khoảng một đến hai phẩn trăm bé trai gặp phải trong sáu tháng tuổi đầu tiên. Các bệnh nhiễm trùng này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhâp vào niệu đạo và di chuyển đến bàng quang, trong vài trường hợp có thể di chuyển đến thận. Triệu chứng bao gồm đau khi đi tiểu và sốt. Một số nghiên cứu cho rằng trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. 4. Cậu nhóc 3 tuổi của tôi cứ hay đặt tay vào dương vật, phải làm sao? Câu trả lời dành cho bạn là không phải làm gì cả. Bởi ở lứa tuổi mẫu giáo từ 2 đến 5 tuổi, trẻ con thường có xu hướng khám phá các bộ phận trên cơ thể của mình. Đó là chuyện bình thường và tự nhiên. Bạn chỉ cần phải chú ý khi bé có đặt vật gì lạ vào khu vực ấy. Nếu bạn cảnh báo hay không cho phép bé làm việc ấy chỉ làm bé trở nên tò mò và khó hiểu hơn về bộ phận của mình. Hãy để bé xem nó như bất kì bộ phận bình thường nào khác trên cơ thể. 5. Ở tuổi nào thì “chú chim nhỏ” bắt đầu có thể cương cứng? Cương cứng xảy ra khi bé còn trong tử cung. Do đó, bãn sẽ thấy hiện tượng này của bé ở bất kì độ tuổi nào. Nếu bé hỏi về điều đó, hãy khuyên bé những lời khuyên đơn giản nhất như: nếu con chạm vào nó thì nó sẽ mắc cỡ và cứng lên, nếu con ngừng chạm thì nó sẽ trở lại bình thường… Cho bé biết hiện tượng ấy là bình thường và khỏe mạnh. Bạn không nên nghiêm trọng vấn đề. Từ 8 đến 10 tuổi là khoảng thời gian bạn có thể giải thích với bé về việc tinh trùng và trứng gặp nhau như thế nào. Theo Bài 2. Thuốc nong chim cho bé trai Theo các thành viên trên Webtretho: [nalastar,29/5/2007] – Đây là lần đầu tiên em post bài lên diễn đàn mặc dù vẫn hay đọc bài của các chị rất lâu rồi, các kinh nghiệm các chị đưa thật hữu ích đối với em, cám ơn các chị rất nhiều. Em cũng có một kinh nghiệm muốn truyền lại cho các chị, kinh nghiệm này được một chị bạn truyền cho, chị ý cũng có mong muốn truyền kinh nghiệm này tới tất cả các bà mẹ có con trai nhỏ, đó là cách nong chim cho bé trai , chỉ cần bôi thuốc là có được kết quả như ý, không phải làm các bé đau. Đó là thuốc Diprosone 0,05 bôi tại chỗ ngày 02 lần. Em xin trích nguyên văn đơn thuốc của Bác sĩ Bệnh viện Việt Đức cho các chị xem: Lỗ da bao quy đầu hẹp, không nhìn thấy quy đầu. Diprosone 0,05% : 01 tube - Bôi tại chỗ ngày hai lần

- Kéo lộn da bao quy đầu ngày 04 lần theo hướng dẫn
- Sau hai tuần khám lại Hướng dẫn: Dùng 03 ngón tay như cầm bút đẩy da ở đầu bao quy đầu ngược vào trong. Không đẩy mạnh quá ngay những ngày đầu sẽ làm rách da và chảy máu gây đi tiểu đau. Làm như vậy cả những lúc tắm cho con để rửa cặn nước tiểu. Sau hai tuần mỗi lần đẩy sẽ thấy đầu lộ ra khỏi da.Như vậy là được rồi nhưng nên nhớ là vẫn lộn da cho con như vậy mỗi lần tắm cho con nếu không sẽ bị dính lại. [Ngỗng] – Khi bé đi tiểu,bạn nhìn chim của bé có bị phồng to lên hay ko ? Nếu phồng to là đúng đó, vì đầu chim của bé thắt lại nên bị phồng, nếu hàng ngày vệ sinh ko sạch thì sẽ gây viêm nhiễm đó. Với các bé ko bị, các mẹ cũng nên lộn nhẹ ra để rửa bên trong cho bé nhé, rất nhiều cặn đọng ở bên trong đó, bẩn lắm. Lộn ra bé ko đau gì hết đâu. [xthu53] – Đúng là bác sĩ Nhi Bệnh viện Việt Đức Hà Nội kê cho con trai mình thuốc kem Diprosalic, mà theo mình biết thì đây đúng là thuốc bôi ngoài da đấy. Bác sĩ yêu cầu bôi xung quanh đầu chim 2 phút cho da mềm hẳn ra rồi mới nong, chắc là để cho bé đỡ đau, mình đoán vậy. Nhưng mà bác sĩ cũng chỉ cho bôi trong 2 tuần thôi, trong 2 tuần đó mẹ phải triệt để tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ tự nong chim cho con, còn sau 2 tuần đó nếu ko được thì đến bác sĩ làm. Mình cũng ngại dùng thuốc linh tinh, nhưng mà nghĩ đến chuyện con trai đỡ được bao nhiêu đau đớn, dao kéo, máu chảy, đỡ phải uống kháng sinh và các loại thuốc uống chống tê phù khác, rồi lại thấy thuốc do bác sĩ chuyên khoa kê, thời gian dùng thì ngắn… thì đành nhắm mắt làm liều vậy. May quá bé nhà mình chỉ cần làm có 1 tuần thôi là đã ok rồi. Sau đó mẹ chi nong chay thôi, tức là chẳng thèm dùng đến thuốc nữa. Chia xẻ cùng các mẹ ít thông tin của mình thôi… Bây giờ thi chim cò của bé ổn rồi, còn tác dụng phụ của thuốc sau này thì mình ko dám chắc. Mẹ nào liều được giống mình thì mình nghĩ có thể làm theo phương pháp này Like this: Like Đang tải ... Related

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét