Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

[Sức khỏe đời sống] Trẻ nôn trớ

Bài 1. Vì sao bé hay bị nôn trớ [meyeucon, 27/11/2011] – Trẻ rất dễ bị nôn trớ đặc biệt là quá trình cho bú, cho ăn, đây là điều hoàn toàn bình thường và không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên nếu bé có biểu hiện nôn thường xuyên và khó chịu thì bạn phải lưu ý tới các nguyên nhân sau đây và sớm đưa bé đi khám bác sĩ  1. Trào ngược Hay còn gọi là chứng trào ngược dạ dày, thực quản. Các bé thường bị trào ngược do van cơ (ở cuối đường ống dẫn thức ăn, có chức năng giữ thức ăn trong dạ dày) chưa hoàn thiện. Điều này thường do bụng của bé no, thực phẩm và axit có thể chạy trở lại đường ống dẫn thức ăn.

Trào ngược còn có thể khiến bé bị trớ sữa sau khi bú hoặc bị nấc. Hoặc khi bé ho, sữa (hay thức ăn) cũng có thể xuống “sai đường”. Trường hợp này phần lớn cũng là bình thường với em bé của bạn và không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, trường hợp nghiêm trọng hơn của trào ngược có thể làm bé thường xuyên bị nôn sau khi ăn, khiến bé khóc và ho rất nhiều. Nếu em bé của bạn ăn uống không tốt và có vẻ khó chịu, bạn nên đưa bé đi khám. Bác sĩ có thể kê toa một chất làm đặc thức ăn, có thể thêm vào sữa mẹ hoặc sữa công thức hoặc thuống kháng axit. 2. Dị ứng hoặc không dung nạp sữa Dị ứng có nghĩa là hệ thống miễn dịch của bé phản ứng với protein trong sữa mẹ hoặc sữa bột. Còn không dung nạp nghĩa là bé gặp khó khăn trong việc tiêu hóa protein có trong sữa. Nếu con bạn bị dị ứng hoặc không dung nạp sữa, bé có thể bị nôn sau khi ăn. Các dấu hiệu này có thể rất giống với trào ngược. Em bé của bạn cũng có thể mắc bệnh chàm, đau bụng , tiêu chảy hoặc táo bón và không đạt trọng lượng đủ (không phát triển mạnh) nếu bị dị ứng hay bất dung nạp protein có trong sữa. Nếu bạn lo lắng con bạn bị dị ứng hoặc không dung nạp đạm trong sữa, hãy hỏi bác sĩ về việc cắt giảm sữa bò trong chế độ ăn uống của người mẹ đang cho con bú. Hoặc nếu bé ăn sữa công thức, nên đổi cho bé sang loại sữa ít gây dị ứng. 3. Virus trong dạ dày Nếu bé đột ngột bị nôn, bé có thể mang một loại virus như viêm ruột, viêm dạ dày, thường kèm theo tiêu chảy. Hãy đưa bé đi khám nếu bạn nghi ngờ con nhiễm virus trong dạ dày. Một số loại virus có thể được điều trị bằng kháng sinh. Nôn trớ và tiêu chảy có thể khiến bé bị mất nước. Điều quan trọng là cần bù nước cho bé. Để làm điều này, có thể cho bé uống từng ngụm nước bù điện giải, cùng với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tránh cho bé uống nước quả hay đồ uống có gas. 4. Hẹp môn vị Đây là tình trạng hiếm, có thể xuất hiện ở bé chỉ vài tuần tuổi. Hẹp môn vị khiến bé nôn liên tục trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Hẹp môn vị xảy ra vì các cơ (điều khiển van từ dạ dày vào ruột) dày lên và không mở đủ để thức ăn đi qua. Hẹp môn vị có thể khắc phục đơn giản bằng phẫu thuật nhỏ. Hãy đưa bé đi khám nếu bạn nghi ngờ con bị hẹp môn vị. 5. Một bệnh hoặc nhiễm trùng Em bé của bạn bị nôn có thể do nhiễm trùng hoặc bệnh tật. Bạn có thể quan sát các dấu hiệu khác của bệnh, chẳng hạn: bị sốt, mất cảm giác ngon miệng, dễ bị kích thích, phát ban, ho, nghẹt mũi… Nôn trớ có thể là một trong những dấu hiệu của cúm, sốt ban đỏ, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng tai hoặc bệnh nghiêm trọng như viêm màng não. Hãy đưa bé đi khám nếu bé bị nôn kèm triệu chứng khác. Bài 2. Bé ăn sữa xong thường bị trớ Bùi Thị Bích Hằng – Long Biên – HN Hỏi: Con trai tôi mới gần 2 tháng tuổi, thời gian gần đây cháu ăn sữa xong thường bị trớ nhiều lần. Cháu thường xuyên bị trớ như vậy sau bữa ăn, mỗi ngày cháu bị trớ khoảng trên dưới 10 lần. Vợ chồng tôi rất lo lắng và mong nhận được sự chia sẻ của chuyên mục. Chân thành cảm ơn! Đáp: Nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Còn gọi là nôn trớ sinh lý do dạ dày của trẻ lúc này còn nằm ngang, dung lượng nhỏ, cơ và thần kinh chưa phát triển hoàn thiện. Hoặc cơ co thắt thượng vị chưa phát triển. Ngoài ra trẻ bú no hoặc nuốt nhiều không khí khi bú mẹ cũng dễ dẫn đến nôn trớ. Thông thường nôn trớ sinh lý sẽ tự hết khi trẻ được 6 – 8 tháng tuổi. Để hạn chế tình trạng nôn trớ ở cháu, bạn thử phối hợp nhiều biện pháp sau đây: - Chế độ ăn: Cho cháu bú nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú ít một. Bình thường dung tích dạ dày trẻ sơ sinh là 30-35ml, lúc 3 tháng là 100ml, lúc một tuổi là 250ml, do vậy mỗi lần trẻ bú chỉ nên với mức vừa phải (thời gian cho bú khoảng 15 phút/bữa) - Khi cho cháu bú, cần để cháu ngậm sâu vào quầng vú. Bú bên vú trái trước, sau đó là vú phải. Không để cháu khóc khi bú để tránh nuốt hơi gây căng dạ dày. - Vỗ cho cháu ợ hết không khí sau mỗi lần bú bằng cách bế thẳng đứng, bụng ép vào ngực mẹ, đầu kề vai mẹ. Sau đó, vỗ vào lưng cho tới khi nghe tiếng ợ lớn. Cần kiên trì vỗ cho cháu ợ được một tiếng, nhiều khi phải mất đến 5-7 phút. Lúc ợ, cháu có thể trớ ra một chút sữa, vì vậy đừng quên lót sẵn ở vai mình một chiếc khăn nhỏ để khỏi ướt áo. - Giữ cháu ở tư thế thẳng đứng hoặc nằm đầu cao trong khoảng 15-20 phút, tránh thay đổi tư thế đột ngột. - Nếu bú bình, để đầu núm vú bình sữa luôn đầy sữa, không để bình sữa nằm nghiêng Nếu các biện pháp trên không có kết quả, bạn nên cho cháu đi khám để xác định xem có bệnh lý trào ngược thực quản dạ dày không và dùng thuốc nếu cần thíêt. Nếu cháu tăng cân đều 600g – 800g/tháng hoặc 200g/ tuần thì bạn có thể yên tâm. Còn nếu cháu có những biểu hiện bất thường như sút cân, sốt, đi ngoài thì bạn nên cho cháu đi khám. Theo Dinh dưỡng, 18/12/2008 Bài 3. Làm sao để bé không bị nôn trớ Đối với trẻ dưới 4 tuổi, khi bị nôn trớ có thể do trương lực cơ của thực quản – dạ dày trẻ còn yếu, chưa đủ sức co bóp để đẩy thức ăn vào ruột nên dễ nôn; có thể do trẻ bị viêm mũi, viêm VA, do trẻ không biết cách xì mũi nên các chất dịch tiết ở mũi – VA chảy xuống họng gây nôn; có trẻ do bị ép ăn những thức ăn không thích nên phản ứng bằng cách ọc thức ăn ra ngoài. Ngoài ra, khi trẻ ăn quá no, nô nghịch hay khóc cười quá mức cũng có thể làm trẻ bị nôn sau khi ăn. Để khắc phục tình trạng này, các bà mẹ có thể làm theo những gợi ý sau: Đối với trẻ bú mẹ - Khi cho trẻ bú, cần để bé ngậm sâu vào quầng vú. - Vỗ cho bé ợ hết không khí sau mỗi lần bú bằng cách bế trẻ thẳng đứng, bụng ép vào ngực mẹ, đầu kề vai mẹ. Sau đó, vỗ vào lưng trẻ cho tới nghe thấy tiếng ợ lớn. Cần kiên trì vỗ cho tới khi con ợ được một tiếng, nhiều khi phải mất tới 5-7 phút. Lúc ợ, bé có thể trớ ra một chút sữa, vì vậy đừng quên lót sẵn ở vai mình một chiếc khăn nhỏ để khỏi ướt áo. Cách vỗ lưng cho trẻ ợ hơi - Giữ bé ở tư thế thẳng đứng hoặc nằm đầu cao trong khoảng 15-20 phút, tránh thay đổi tư thế đột ngột. Trên thực tế, không ít trẻ cần được bế tới 30 phút sau khi ăn để không bị nôn, trớ. - Nên cho bú bên trái trước (bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng bên phải). Sau đó, chuyển bé sang bên phải (lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược. - Không nên cho bé bú quá lâu, trung bình 10 phút cho vú thứ nhất và 20 phút cho vú thứ hai, bú trên 30 phút không có lợi cho bé (nuốt hơi, mệt, rối loạn thèm bú/nghiền vú, chênh lệch thời gian bú). Đối với trẻ đã ăn dặm Không ép bé ăn nhiều. Chia thức ăn ra nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ số lượng thức ăn cần thiết. Thời gian tối thiểu giữa hai lần ăn là 2h, tối đa là 4-5h (nhu cầu thay đổi ở từng bé và trên cùng một bé cũng ở mỗi ngày). Ăn nhiều bữa cũng là phương pháp chống nôn trớ hiệu quả. Có thể cho bé uống thêm kẽm, vì thiếu kẽm cũng là nguyên nhân nôn trớ và biếng ăn của trẻ. Hiện tượng nôn trớ ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân, nếu làm theo các cách trên mà vẫn không cải thiện được tình trạng nôn trở ở trẻ thì mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân điều trị tránh cho trẻ tình trạng suy dinh dưỡng hay viêm mũi họng do nôn trớ kéo dài. Theo: dinhduong.com.vn Bài 4. Mẹ và bé Em bé nhà cháu được 8 tháng tuổi n­hưng mỗi lần cho cháu uống thuốc cháu đều bi chớ . xin bác sỹ cho cháu biết cách khác phục ,cháu có thể cho thuốc vào sữa để cho bé uống được không ạ.(Nguyễn Hà) Trả lời: Nguyên nhân Chính Trớ thường xảy ra khi bạn cho bé ăn hoặc bú. Nguyên nhân là do, trẻ thường bị ăn quá no sau đó bị thay đổi tư thế đột ngột (bế xốc lên, xóc hay tâng bổng). Hoặc có thể là do trong quá trình ăn hay bú sữa (sữa mẹ hoặc sữa bình), bé nuốt phải nhiều không khí. Lượng không khí này là thủ phạm chính làm bé bị trớ. Ứng phó Nếu bé đang ăn hoặc bú hãy dừng cho bé ăn ngay khi có dấu hiệu bị trớ. Khi trẻ đã được cho ăn quá no và bắt đầu cảm thấy khó chịu, bé sẽ không muốn tiếp tục ăn nữa. Chính vì thế, khi đã cho bé ăn đủ khẩu phần thông thường bạn đừng nên cố ép bé ăn thêm, rất nhiều bậc cha mẹ cho rằng cho bé ăn càng nhiều càng tốt, điều này thật sai lầm.
Tuy nhiên, trớ không phải luôn gây hại, mà đôi khi trớ lại giúp bé thấy dễ chịu hơn, bởi bé muốn “tống khứ” phần thức ăn dư thừa ra ngoài (do bé đã ăn quá no). Khi cho bé bú, hãy để trẻ ngậm sâu vào quầng vú. Nên cho trẻ bú bên vú trái trước. Bởi như vậy, sữa sẽ dễ xuống dạ dày hơn mà không bị trào ngược. Không nên để bé nằm khi bú sữa, tư thế này sẽ dễ làm trẻ bị trớ.
Sau khi ăn nên bế trẻ nhẹ nhàng (không xốc vác) và thẳng đứng, bụng ép vào ngực bạn, đầu kề vai bạn. Tránh thay đổi tư thế đột ngột. Nếu sau khi ăn, bé có hiện tượng phun mưa (phun phì phì) là biểu hiện bé có thể bị trớ. Bạn cần đề phòng, chuẩn bị sẵn khăn hoặc tã.
Lưu ý rằng ngay cả khi bé đã lớn (khoảng 3 – 4 tuổi) bé vẫn có thể bị trớ. Hãy cảnh giác đừng cho bé uống nước soda trong bữa ăn. Thủ phạm khiến trẻ bị trớ là do loại nước uống này có chứa cacbonat. Hãy động viên bé bỏ thói quen này. Bạn hãy tạo cho trẻ “quan niệm” ăn uống thoải mái, tránh gò bò hay bắt ép trẻ ăn quá nhiều. Like this: Like Đang tải ... Related

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét