Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Thận trọng Khi tập thiền


‘Tẩu hỏa nhập ma’ vì tự tập thiền [VnExpress, 23/8/2013] – Suy sụp vì chia tay người yêu, nghe nói tập thiền có thể giúp tinh thần tĩnh tại, Xuân lên mạng tìm hiểu, tải nhạc thiền về nhà tự luyện. Nhưng được vài phút chị lại thấy trán nóng lên, đỉnh đầu đau nhói. “Tôi làm y hệt hướng dẫn trên mạng, ngồi thả lỏng, tập trung hơi thở và nghe nhạc thiền, mắt nhắm lại. Nhưng càng cố tập trung thì đầu càng đau đầu, phải mở mắt ra đi làm việc khác mới đỡ”, Xuân, 29 tuổi (Gia Lâm, Hà Nội) kể. Nghĩ là mới tập chưa quen nên đau, chị Xuân vẫn kiên trì mỗi ngày hai lần sáng, tối ngồi thiền. Nhưng mức độ đau đầu, mệt mỏi càng ngày tăng khiến chị phải ngừng lại và nghĩ “chắc mình không hợp với thiền”. Chị Nhàn, 40 tuổi (Đống Đa, Hà Nội) cũng tìm đến với thiền để mong dịu bớt nỗi đau khổ, ám ảnh trong lòng vì chuyện chồng ngoại tình. Trong ngõ chị ở, nhiều ông bà về hưu tổ chức câu lạc bộ tập môn này. Trong lòng nhiều ưu phiền, lại còn trẻ, chị ngại không muốn tham gia cùng mọi người, chỉ hỏi sơ cách tập, rồi tìm đến một ngôi chùa gần nhà để ngồi tĩnh tại. Mỗi ngày, chị dành vài giờ ngồi yên lặng, muốn quên hết mọi ưu phiền. Khoảng 10 ngày sau, người nhà thấy chị bơ phờ, lại hay nói lảm nhảm một mình, không ai hiểu gì. Mọi người phải đưa chị vào bệnh viện tâm thần điều trị. Ông Hoàng Dương Bình, Giám đốc Trung tâm tham vấn tâm lý Hoàng Nhân (Hà Nội), người từng tập thiền lâu năm và áp dụng phương pháp này vào trị liệu tâm lý, cho biết thiền là một liệu pháp, một phương tiện nâng cao sức khỏe, cân bằng thân tâm. Thông qua thiền đúng cách, người tập nhận biết bản chất thật của mình và bản chất của cuộc sống. Đây chính là nền tảng của sức khỏe, sáng suốt, và may mắn. Điều đặc biệt thông qua thiền đúng cách, cảm thức nhân ái, yêu thương, vị tha, bao dung xuất hiện trong lòng. Tuy nhiên, nếu tập thiền không đúng cách có thể dẫn đến đau đầu, mất ngủ, các rối loạn tâm thần, cá biệt có thể bị tẩu hỏa nhập ma – một trạng thái đảo cực năng lượng trong cơ thể. Trường hợp đó thường rơi vào người tập khi không có kiến thức, hoặc không có thầy hướng dẫn, hỗ trợ. Ngoài ra, có thể do người tập đặt vấn đề không hài hòa, chẳng hạn khi thiền nhẽ ra cần tâm định thì người ta lại dùng trí định, trong thiền cần trống rỗng thì lại tập trung suy nghĩ. Ngoài ra, theo ông Bình, thiền không đúng cách còn làm đảo lộn các “trật tự tạm thời” của hệ thống năng lượng trong các kinh mạch, trung tâm năng lượng cơ bản. Nó giống như một đống sách trong kho lâu ngày đầy bụi bẩn, nếu có hiểu biết, bạn rút từng quyển từ trên xuống dưới, bụi bay ra ít, nhưng đây là bạn xới tung lên, cả đống sách đổ, và bạn có thể chết ngạt vì bụi. “Nó cũng như khi bạn có cá tính ngạo mạn song lại ngộ nhận mình là người đặc biệt và hiểu biết, hệ quả sớm muộn bạn sẽ thất bại trong kinh doanh và gia đình, đồng thời rối loạn tâm thần. Khi tập thiền đúng cách, bạn nhìn được bản chất của tính ngạo mạn thì sẽ khỏi. Nhưng thay vào đó, bạn cứ nghĩ suy nhược, thất bại trên là do bạn hết tiền, do lỗi người khác và bạn thiền mục đích kiếm tiền giỏi hơn, để tư lợi thì có thể bạn càng rơi vào rối loạn thần kinh nặng hơn, đó cũng là thiền không đúng cách”, ông Bình đưa dẫn chứng. Theo ông, bất cứ ai muốn tập thiền đều được, không có chuyện hợp hay không, nhưng cần chọn thầy giỏi, tâm sáng, đôn hậu để chỉ giúp và kiểm tra kết quả. Khi tập thiền, nên hướng về kiến thức chuyển hóa tâm tính, nhờ đó mà đả thông kinh mạch, minh mẫn khỏe mạnh, yêu thương. Ngược lại tránh đặt ra các ham muốn trong thiền để giỏi hơn, giầu hơn, có quyền năng mà gây ra sự rối loạn khí lực, làm các kênh năng lượng bị đảo cực, gây hoa mắt, bức bối trong cơ thể và các dạng tâm thần. Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Anh Tuấn, giám đốc một trung tâm thiền – yoga tại Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, những người chưa tập thiền bao giờ thường có khả năng tập trung kém. Trong khi thực tế, khi thân tĩnh thì tâm càng động. Ngồi một chỗ, đầu óc người ta càng có xu hướng nghĩ đến nhiều thứ, lan man, bất tận. Nếu không có một điểm nào đó để hướng suy nghĩ đến, không có người dẫn dắt, người ta càng nghĩ lung tung, tưởng đang tĩnh lại hóa động, tâm trí loạn xạ, và nếu cứ tập kéo dài sẽ dẫn đến nhức đầu, căng thẳng. Ngồi thiền khi chưa biết điều tiết hơi thở càng nguy hiểm. Nếu tiếp tục tự tập, tập lâu còn mang bệnh. Ông Tuấn từng gặp nhiều trường hợp mới tập thiền cứ ngồi tập là đau đầu hoặc buồn ngủ rũ hay những người có vấn đề về xương khớp, cổ lưng, khi tập lại càng thấy căng, đau thêm. “Nếu có người hướng dẫn hiểu biết sẽ có cách giúp người mới tập khắc phục tình trạng đó, ngược lại vấn đề có thể sẽ ngày càng trầm trọng”, ông Tuấn nói. Theo ông, tốt nhất khi mới tập nên thiền trong trạng thái động, nghĩa là có thể tập các động tác yoga, tập thở, học cách tập trung ý nghĩ vào động tác, hơi thở… ở một nơi uy tín, có người hướng dẫn giàu kinh nghiệm. Vương Linh Ai bảo thiền là dễ [Petrotimes, 28/5/2013] – Cùng với Yoga, thiền, một pháp môn của Yoga đang “thịnh hành” như một bí quyết rèn luyện tâm – trí – lực. Tuy nhiên, vì sự “thịnh hành” hay nói cách khác là tập theo phong trào mà rất nhiều người “bạ đâu học đấy”, thiếu hiểu biết trên cơ sở khoa học đến nỗi nếu thiền sai sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, kể cả bị tẩu hỏa nhập ma, tức là dở điên dở dại, thậm chí tử vong. Vậy nên tập thiền như thế nào? Chết vì… thiền Đi đến đâu hiện nay, nhất là ở cách thành phố lớn, cũng thấy các lớp tập thiền mọc lên như nấm. Có lớp thì được gọi trực tiếp là lớp học thiền nhưng cũng có lớp dưới cái tên phổ quát hơn là Yoga, nhưng trong đó cũng tập thiền. Bởi như đã nói, thiền là một pháp môn của Yoga. Ở những lớp này, đủ các thành phần từ già, trẻ đến gái, trai… Họ đều có nhu cầu rèn luyện sức khỏe bên cạnh trí óc… Tuy nhiên, có một điều là hầu hết trong số họ đều chưa bao giờ cặn kẽ về thiền mà chỉ là “người ta rủ thì học” hay: “Nghe nói tập thiền sẽ mang lại sức khỏe cả về thể lực và tinh thần”… Thậm chí, có người còn không biết hậu quả “tẩu hỏa nhập ma” do thiền gây ra nếu tập không đúng cách… Một đôi vợ chồng trẻ nhà ở Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, cùng làm công sở, trông rõ là “tinh thông” mọi thứ thế mà khi được hỏi: “Trước khi tập thiền đã tìm hiểu qua sách báo, chuyên gia y học cổ truyền chưa?” thì cặp vợ chồng này trả lời: “Mới đầu là nghe hàng xóm rủ rê, sau đó đi tập ở lớp thì được thầy cung cấp thông tin, giảng giải cho chứ không có thời gian để tìm hiểu cũng như chẳng biết tìm hiểu ở đâu”. Khi lại được hỏi: “Thế thầy dạy thiền của anh chị đã dạy lâu chưa và trước đây học ở đâu v.v…”, đôi vợ chồng lại trở nên lúng túng không biết trả lời ra sao do không có thông tin về thầy… Nói chung có rất nhiều người tập thiền bộc phát như vậy, ngay cả người già. Bởi người già vốn cẩn thận, kỹ lưỡng nhưng cũng “phó mặc” bản thân mình cho các lớp tập thiền, thầy dạy thiền. Trong khi mỗi khóa học này (gồm 3 tháng), học phí có thể chiếm gần hết số lương của người về hưu. Và hậu quả của việc tập thiền một cách bộc phát đó là một số người dẫn đến “tẩu hỏa nhập ma”, thậm chí tử vong. Như một thanh niên ở TP Hồ Chí Minh cách đây không lâu sau khi tập thiền đã tử vong do rối loạn sinh học, suy nhược cơ thể. Hay một phụ nữ tập thiền của một thầy hướng dẫn ở Thanh Xuân đã bị “tẩu hỏa nhập ma” và hiện giờ đang được chữa trị. Chỉ là “pháp thở”? Vậy thiền là pháp môn như thế nào mà có thể hấp dẫn người ta theo học trong hoàn cảnh theo một cách “vô điều kiện” như vậy? Theo cách hiểu của người Trung Hoa xưa, thiền (Dhyana Yoga) là trạng thái kéo dài của tập trung (gấp 12 lần) cộng thêm sự suy nghiệm đối tượng, sống với đối tượng đó hay hiểu cách khác là cá nhân thẩm thấu trong đối tượng hoặc đối tượng thẩm thấu trong cá nhân đến mức không còn là hai vật thể riêng biệt. Đối tượng ở đây được hiểu là điều mình đang nghĩ đến. Trong trạng thái “tuy 2 mà 1” ấy, tinh thần, cơ thể cảm giác nhẹ bẫng, khoan khoái, không có ưu phiền hay mệt mỏi. Có 2 loại thiền: Thiền có đề mục và thiền không đề mục, trong đó thiền có đề mục là có một đối tượng như vật thể, ý tưởng, một phần của cơ thể hay toàn bộ cơ thể của mình (quán nội quan) rồi suy ngẫm, chiêm nghiệm về nó. Theo khoa học hiện đại thì đây có thể coi là chìa khóa cho sự tiến hóa của nền văn minh nhân loại do bằng tư duy, suy ngẫm con người mới tháo gỡ, phát minh ra những vấn đề liên quan đến đời sống của mình. Còn thiền không đề mục: tức là không có đối tượng, suy nghĩ trong đầu nhưng phải suy nghĩ về trạng thái trống không đó chứ không phải “rỗng” hoàn toàn. Lão Tử gọi đây là “Đạo” trong câu “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”. Khoa học hiện đại cũng cho đó là khả năng sinh ra vũ trụ thời kỳ đầu. Dưới góc độ khoa học hiện đại mà các nhà khoa học người Đức vừa chứng minh cách đây không lâu mà điều đáng chú ý nhân vật chính của nghiên cứu này chính là một Việt kiều Mỹ, đồng thời cũng chính là một người tu hành, chuyên dạy thiền cho nhiều môn sinh trên khắp thế giới thì thiền là do Đức Phật Thích Ca sáng tạo ra trong quá trình tự tu và chiêm nghiệm bản thân cách đây 2.500 năm. Thiền đơn giản là phương pháp thở rồi từ phương pháp thở đó điều chỉnh, vận khí trong người để tác động đến não bộ giúp cho những bộ phận ở não bộ (tùy theo nhu cầu, “tâm bệnh” của nhiều người để xem tác động tới những bộ phận nào) kích thích sinh ra những chất có lợi cho sức khỏe và tinh thần. Cụ thể như trị bệnh mỡ máu hay tim mạch. Khi thở, mũi mình có hai “cái que”, tức là bộ phận hành khứu giác. Khi hít vào thì khí đó tác động tới hai cái que rồi làm chúng “xuyên” thẳng vào khu được gọi là trung tâm điều khiển tâm lý, tình cảm của con người (hypothalamus) và thần kinh đối giao cảm. Mục đích của việc hít thở tác động tới vùng này là để ở đầu các dây thần kinh đối giao cảm tiết ra chất acetylcholine. Mà các chất ấy chính là điều khiển tim mạch và khống chế hai chất gây nên bệnh mỡ máu và tai biến mạch máu não là norepinephrine, epinephrin. Tương tự, các bệnh khác trầm cảm, mất ngủ triền miên cũng được “chữa” bằng cách nhìn và thở. Hiểu rồi mới theo Tuy nhiên, thiền có chữa được bách bệnh không? Vị thiền sư này khẳng định: “Chắc chắn là không. Bởi cơ bản thiền là để điều chỉnh hệ thống hoạt động của não bộ hay hài hòa các chất sinh hóa học trong não bộ. Mà không phải bệnh nào cũng xuất phát từ não”. Còn thở trong thiền có dễ như “trở bàn tay” không? Hoàn toàn không đơn giản dù trong hình dung của nhiều người chỉ là việc… thở. Thở phải nông sâu khác nhau, mức độ nín thở lâu – nhanh cũng khác nhau. Quan trọng nếu tập thiền mà không được một người hướng dẫn có kinh nghiệm, không hiểu biết về cơ chế não bộ thì việc thở này rất khó. Chưa nói đến, họ còn giảng dạy theo “sở ý” của họ mà không dựa trên cơ sở khoa học nào thì nguy cơ hậu quả khôn lường là “tẩu hỏa nhập ma”, dở điên dở dại rất dễ xảy ra với người tập. Vậy nên tập thiền như nào để có hiệu quả? Theo các nhà khoa học Đức điều quan trọng nhất phải hiểu cơ chế, cấu tạo của não bộ trước khi luyện tập để từ đó biết cách vận hành khí bằng hít thở. Thứ hai, phải tìm người hướng dẫn có kinh nghiệm, có kiến thức về khoa học não bộ và thiền… Theo lương y Minh Chánh Nếu tự tập thiền thì chỉ nên tập hít thở “4 thì” đơn giản hay còn gọi là tụ khí đan điền để rèn luyện sức khỏe Pha 1: Bắt đầu từ từ thở ra, nhẹ, sâu dài cho hết CO2 để không có không gian tích tụ, ôxy có thể vào tận cùng các phế nang ở đáy phổi. Nếu không, đáy phổi sẽ thiếu ôxy triền miên. Pha 2: Nín thở tùy sức. Pha 3: Hít vào bằng mũi êm, nhẹ để mũi kịp điều chỉnh nhiệt độ và ngăn bụi, vi khuẩn. Nhớ là trong khi thở lưỡi phải sát hàm răng trên, mặt tươi tỉnh, lắng nghe hơi thở ra, vào. Chủ động hạ cơ hoành tự nhiên, ép bụng dưới, làm phình bụng trên, hít vào đến khi nào không hít được nữa. Thư giãn toàn thân, mắt lim dim. Thần kinh không được suy nghĩ gì cả (ra lệnh cho nó tạm ngưng hoạt động). Dần dần não bộ 0 chuyển vào trạng thái anpha. (Sóng não dao động 4-10héc/giây) Pha 4: Nín thở tùy sức. Sau đó trở lại pha 1 (thở ra…) Lưu ý: Đầu lưỡi sát hàm răng trên là rất quan trọng nhằm để cho khí quản mở trong lúc tập và không làm cho áp suất trong phổi tăng cao có thể gây tàu hỏa nhập ma. Mỗi ngày nên tập thở dưỡng sinh 1-2 lần vào tối trước khi ngủ hoặc sáng lúc thức dậy khoảng 10 phút. Sau đó tăng dần lên 30 phút hoặc 1 tiếng. Tập ngoài trời hay trên giường đều được. Nguyễn Anh Like this: Like Đang tải ... Related

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét