Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Kẹo cao su (4 bài)

Bài 1. Khả năng gây bệnh của kẹo cao su Kẹo cao su – loại kẹo chỉ để nhai là chính – thường được nhiều người ưa thích để đỡ “buồn mồm” khi làm một việc gì đó mà không đến nỗi mất tập trung. Người ta đã nói nhiều đến lợi ích của kẹo cao su, ví dụ khi nhai, nước bọt tiết ra làm sach miệng, sự chuyển động của hàm khi nhai củng cố các cơ, làm răng chắc khoẻ… Người ta còn lợi dụng kẹo, đưa vào một vài thuốc sát khuẩn, bạc hà làm giãn khí quản, thơm miệng… Tuy nhiên kẹo cao su cũng có thể mang lại những điều có hại. Chất bạc hà trong loại kẹo – nếu nhai quá nhiều kẹo trong ngày có thể làm xáo trộn đường ruột, bất lợi cho người có bệnh dạ dày và đường tiêu hóa. Chất ngọt của kẹo nếu dùng đường thực vật (sacarôz) mà không dùng đường hoá học hoặc xilytol có thể làm vi khuẩn phát triển, phá hỏng men răng. Kẹo cao su có thể gây nhiễm trùng răng, lợi, khi mảng thực phẩm còn sót lại bám ở chân răng phát triển, vi khuẩn gây kích ứng và làm lợi bị sưng. Ban đầu, là viêm lợi, tiếp theo một loại bệnh đặc hiệu tiến triển, gọi là bệnh nha chu. Các vi khuẩn đi theo đường viền lợi, tấn công các mô xung quanh răng dẫn đến răng lung lay. Khi bệnh còn nhẹ người thường không để ý đến, nhưng các triệu chứng cứ tiến triển, như đỏ, sưng, đau lợi, chảy máu chân răng thì đã muộn, rồi bệnh ngày càng trầm trọng như tụt lợi, hơi thở hôi, lâu ngày răng bị sâu, lung lay. Việc vệ sinh răng miệng kém làm tăng nguy cơ của bệnh nha chu, nhất là ở người hút thuốc lá, bị stress, sử dụng thuốc như steroid, bệnh tiểu đường, hay nghiến răng. Dùng kẹo cao su càng phải chú ý khi đang hàn răng. Kẹo cao su có thể làm hỏng (bong) chất liệu hàn và khi đó thủy ngân (trong vật liệu hàn) giải phóng vào đường máu, đường tiết niệu, gây nguy hiểm cho thận, trung khu thần kinh và não. Khi bị bệnh nha chu, vi khuẩn phân hủy các mô của lợi. Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ đi vào đường máu và có thể gây ra viêm các bộ phận khác trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy người bị bệnh nha chu gần như tăng gấp hai lần bệnh động mạch vành so với người có răng lợi khỏe mạnh. Bệnh nha chu có thể phức tạp hơn khi mang thai, làm tăng nguy cơ đẻ non, trẻ sơ sinh thiếu cân. Viêm và độ độc vi khuẩn có thể gây ra các cơn co thắt tử cung dẫn đến đẻ non. Các chuyên gia nghi ngờ rằng nguy cơ có thể lớn hơn nếu bệnh nặng hơn do ăn kẹo cao su khi mang thai. Theo Vietnamnet Bài 2. Kẹo cao su Đa số trẻ đều thích ăn kẹo cao su vì hương vị hấp dẫn, lại có thể vừa ăn vừa chơi được. Tuy nhiên, thành phần của kẹo chủ yếu là nhựa cao su và các chất hóa dẻo khác. Những chất tẩy trắng có trong kẹo cao su đều chứa độc tính nhất định cùng một lượng lớn thuốc tạo hình (để thổ thành hình tròn, quả bóng nhỏ). Nếu một ngày, trẻ ăn tới 2 phong kẹo cao su thì sẽ cho vào cơ thể 700mg thuốc hóa dẻo, tạo hình nên rất có hại, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Ngoài ra, kẹo cao su nhiều đường có thể gây sâu răng, những loại kẹo cao su được làm ngọt nhờ sóc-bi-tol lại có thể gây ỉa chảy và dù là loại nào thì cũng có thể gây nhiệt miệng. Hơn nữa khi ăn loại kẹo này, trẻ thường dùng tay dàn mỏng rồi lại cho vào miệng thổi. Những chất bẩn ở tay sẽ dính vào kẹo, qua miệng vào cơ thể gây nên các bệnh ký sinh trùng và bệnh lây nhiễm đường ruột ở trẻ. Bài 3. Nuốt kẹo cao su có thể tắc ruột [ANTĐ, 13/7/2013] – “Đừng có nuốt kẹo cao su, nó dính ruột con lại đấy”, một số bà mẹ thường dặn con mình như vậy. Theo họ, bã kẹo cao su tích tụ dần trong dạ dày, đến ngày sẽ gây tắc ruột, phải vào phòng cấp cứu. Liệu có khả năng như vậy không? Có thể, mặc dù rất hiếm khi xảy ra, bác sỹ Nitin Gupta, chuyên gia về ruột và dạ dày trẻ em tại Bệnh viện Nhi Sydney, Australia khẳng định. Khi bã kẹo cao su “chu du” Để hiểu thêm về nguy cơ có thể gặp nếu nuốt nhiều bã kẹo cao su, chúng ta nên biết về chất liệu làm ra nó. Ban đầu khi mới xuất hiện, kẹo cao su được làm từ nhựa cây, nhưng hiện nay, nó thường là hóa chất tổng hợp. Kẹo cao su được tạo bởi thành phần chất béo, chất nhũ hoá, sáp, chất chống oxy hóa, chất độn, chất tạo màu, hương liệu, chất bảo quản và chất ngọt. Khi bắt đầu nhai kẹo cao su, cơ thể chúng ta bị lừa bởi nghĩ rằng đó là thực phẩm, nên sẵn sàng cho việc tiêu hóa. Các tuyến nước bọt bị kích thích, giải phóng nước bọt vào miệng, trong khi enzyme bắt đầu tiêu hóa thành phần hòa tan của kẹo cao su (giống như đường). Thông thường, động tác nhai sẽ kích thích nhu động ruột, tuy nhiên, nếu nuốt phải kẹo cao su, nó sẽ xuống thực quản, vào dạ dày, ở đó một vài giờ, nó tiếp tục đi theo ruột, vào trực tràng và ra nhà vệ sinh. Quá trình vận chuyển này tương đối dễ dàng vì kẹo cao su đi cùng với các chất lỏng khác. Tuy nhiên, có một số người nuốt rất nhiều kẹo cao su, trong một thời gian dài, kết quả là kết tụ thành một khối cục dị vật cứng không tiêu hóa được gọi là bezoar. Nếu họ tiếp tục nuốt kẹo cao su thì từ một cục nhỏ, bã kẹo có thể dính vào, to dần lên. Trường hợp một cô gái Israel 18 tuổi đúng như vậy. Tạp chí Nội soi tiêu hóa mới đây cho biết, các bác sĩ đã phát hiện dạ dày của cô này có một viên tròn là bã kẹo cao su không tiêu hóa được. Cô gái đã nuốt ít nhất 5 chiếc kẹo cao su mỗi ngày trong nhiều năm, vì thế không có gì ngạc nhiên khi cô gái bị đau dạ dày, các bác sỹ phải chia nhỏ viên bã kẹo đó rồi gắp ra từng chút một. Cẩn trọng với trẻ em Với trẻ em, biến chứng này hiếm khi xảy ra nhưng nguy hiểm hơn. Lý do là trẻ có thể vô tình nuốt những vật nhỏ xíu khác như cúc áo, đồng xu, nên nếu nuốt phải kẹo cao su, chúng cuộn vào nhau tạo nên cục bezoar lớn hơn. Trong khi ruột của trẻ con hẹp hơn người lớn, nên bezoar đó có khả năng bị mắc kẹt. Tạp chí Nhi khoa đã phản ánh một số trường hợp như vậy. Tất cả đều là trẻ dưới 5 tuổi, chúng đòi ăn kẹo cao su vài lần mỗi ngày và thường quên nhả bã. 2 trong số này phải xử trí bằng cách dùng dụng cụ móc khối bezoar qua đường hậu môn. Vì vậy, nếu trẻ nuốt phải kẹo cao su, khi nào cha mẹ cần lo lắng? Chuyên gia Nitin Gupta khuyên rằng, nếu bé bị táo bón và bố mẹ biết con mình đã nuốt kẹo cao su, có thể đề cập chuyện này với bác sĩ. Nhưng nếu trẻ nuốt kẹo cao su, xảy ra trường hợp chảy nhiều nước dãi, khó chịu hoặc nôn không kiểm soát được (mật xanh mật vàng), hãy đưa trẻ đến ngay phòng cấp cứu vì có thể đã bị tắc ruột. Theo bác sỹ Gupta, tốt hơn hết vẫn là làm cho con luôn nhớ: Không được nuốt kẹo cao su. Yến Chi

Theo ABC.net.au Bài 4. Tác hại khôn lường do nhai kẹo cao su Thói quen nhai kẹo cao su để làm sạch răng, thơm miệng và tập trung hơn khi làm việc có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Gây đầy hơi Một trong những mặt trái phổ biến nhất của thói quen nhai kẹo cao su mọi lúc mọi nơi là chứng đầy hơi khó tiêu. Có thể bạn không nhận ra nhưng suốt quá trình nhai và nuốt nước bọt, bạn đã vô tình nuốt một lượng lớn không khí không cần thiết, dẫn đến tình trạng đầy bụng, ợ hơi. Đau dạ dày Hầu hết những chị em có kinh nghiệm tham khảo các bài viết về giảm cân trên các diễn đàn đều chia sẻ với nhau bí quyết nhai kẹo cao su để hạn chế cảm giác thèm ăn. Đúng là việc nhai kẹo cao su giúp bạn đẩy lùi cơn thèm ăn trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng đồng thời nó cũng khiến dịch vị và nước bọt tiết ra nhiều hơn. Nếu nhai kẹo để nhịn ăn trong thời gian dài, bạn dễ bị viêm loét dạ dày do tình trạng thừa axit. Tác hại đối với xương hàm và men răng Các hãng kẹo vẫn không ngừng quảng cáo rằng kẹo cao su có khả năng giúp bạn tập trung trí não cho công việc, làm sạch răng và cho hơi thở thơm mát quyến rũ. Quả thật, kẹo cao su giúp làm sạch bề mặt răng, nhưng nếu bạn nhai kẹo 4-5 lần/ngày, kết quả sẽ đi ngược lại những gì bạn mong đợi. Cụ thể là, răng của bạn sẽ nhanh chóng bị xói mòn, lớp men bảo vệ bên ngoài răng bị tổn hại khiến sớm hình thành sâu răng. Một tác hại nữa là khi nhai kẹo, xương hàm sẽ phát triển, do đó, đối với người chưa dậy thì, thói quen này có thể làm cho khung xương hàm bạnh và thô. Tiêu chảy, béo phì Cũng giống như các loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng, kẹo cao su mặc dù không chứa đường nhưng cũng không phải vô hại như bạn vẫn tưởng. Đừng tưởng rằng xylitol (chất ngọt thay thế đường) không ảnh hưởng đến cân nặng và số đo 3 vòng của bạn. Chính việc lạm dụng các chất làm ngọt thay thế đường đã gây ra nhiều phản ứng phụ không mong muốn, trong đó có tiêu chảy. Đây cũng là nguyên nhân gây tăng cân tiềm ẩn mà ít người biết đến. Theo TTVN Like this: Like Đang tải ... Related

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét