Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

LÀM TÀO PHỚ KHÔNG THẠCH CAO

Nguyên liệu: Đậu nành (đỗ tương): 100gr (có thể tìm mua đậu nành Miên, loại đậu có nguồn gốc từ Campuchia, tỷ lệ đạm cao nên làm tào phớ rất ngậy). Nước đun sôi để nguội: 600ml Đường nho: 1 thìa cà phê. Làm tào phớ bằng đường nho nhanh và nhàn hơn hẳn cách làm với gelatine đang khá thông dụng. Cách làm: Bước 1: Đỗ tương ngâm trong nước cho từ 4-6 giờ (đối với nước lạnh) và 3h-4h (đối vơi nước ấm). Lưu ý không ngâm quá lâu vì đậu sẽ bị chua. Xả vòi nước mạnh nhiều lần, dùng tay bóp đậu để đãi sạch vỏ và ra bớt bọt. Dùng máy xay xay nhuyễn đậu với 200ml nước trước, vừa xay vừa đổ từ từ 400ml nước còn lại vào giúp đậu nhuyễn đều, xay đến khi nước đậu mịn thì dừng. Bước 2: Dùng 1 miếng vải mùng mịn, bỏ lên 1 cái rây mắt nhỏ, bên dưới lót một chiếc nồi. Dùng luôn một chiếc khăn xô của bé, vừa sạch và lọc đậu rất tốt. Đổ nước đậu vừa xay từ từ vào để nước đậu chảy ra. Có thể dùng tay vắt nhẹ giúp nước đậu chảy ra hết. Hớt sạch bọt giúp tào phớ mịn và không bị vữa Bước 3: Bắc nồi lên bếp đun, không đậy vung, để nước đậu sôi bùng thì vặn thật nhỏ lửa. Thỉnh thoảng dùng thìa bản rộng khuấy đều để nước đậu không bị khê và hớt sạch bọt. Trong quá trình đun, không để bọt trào ra ngoài. Đun tầm 15-20p thì tắt bếp. Bước 4: Trong lúc chờ sữa đậu nành nguội bớt,tiến hành pha 1 thìa cà phê đường nho với 20ml nước đun sôi để nguội láng thành khuôn. Không dùng nước nóng pha đường nho hoặc pha đường nho trước khi nấu xong nước đậu vì đường nho vào nước sẽ chua, càng nóng càng nhanh chua, tào phớ sẽ không đông được. Mẹo nhỏ: Nên dùng khuôn sứ hoặc lõi nồi cơm điện sẽ hạn chế nhiệt thoát ra ngoài giúp tào phớ nhanh đông. Bước 5: Đổ thật nhanh, dứt khoát toàn bộ nước đậu vào dung dịch nước đường nho đã pha (giúp đường nho hòa tan đều vào nước đậu tào phớ sẽ mịn đẹp). Lưu ý: .Không được làm theo chiều ngược lại. Tức là đổ dung dịch nước đường nho vào bát nước đậu gây kết tủa không đều. Tiếp tục hớt bọt nổi trên bề mặt, đóng nắp nồi cơm điện và chỉ mở hé vung giúp thoát ít khí ra bên ngoài. Để yên hỗn hợp trong vòng 30 phút, ta sẽ có một nồi đậu hũ non cực mịn và thơm. Đậu hũ non có thể mang ra cho bé ăn nóng với nước đường gừng ấm bụng khi trời lạnh Hoặc để nguội nấu canh rong biển đậu phụ non cho con ăn giải nhiệt mùa hè. Mẹ Kiki (Khampha.vn) Cách làm tào phớ ngon mà đơn giản Nguyên liệu

- 100g đậu tương khô
- 200g đường hoa mai
- 800ml nước
- 1 bó lá nếp.
- 1 thìa đường nho (dùng thìa sữa chua Vinamilk đong 1 thìa gạt ngang). Bạn có thể tìm mua đường nho tại các web mua bán trên mạng có rất nhiều và giá không quá đắt. Cách làm: Bước 1: Đậu tương ngâm nước khoảng từ 4-6 tiếng, đãi sạch vỏ. Bước 2: Nếu có máy làm sữa đậu nành bạn chỉ việc cho đậu đã đãi vỏ vào máy cùng với 800ml nước để thu được 800ml sữa đậu nành. Tuy nhiên bộ lọc của máy thường không kỹ, các bạn nên lọc lại thêm 1 lần nữa để đảm bảo nước đậu không bị lẫn bã.
Nếu không có máy các bạn có thể dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn đậu rồi cho vào túi vải vắt thật kỹ sao cho thu được 800ml sữa đậu nành.
Đun sôi sữa đậu nành vừa thu được với lửa nhỏ khoảng 10 phút. Bước 3: Cơ chế làm đông của đường nho cần có nhiệt độ cao do đó bạn nên dùng ruột nồi cơm điện để đựng tào phớ. Hòa tan đường nho với chút nước đủ để láng nồi, bước này các bạn chỉ thực hiện khi sữa đậu nành đã sôi vì đường nho rất nhanh chua. Bước 4: Đậy hờ nắp nồi cơm điện, tránh để nước đọng chảy xuống mặt tào phớ. Giữ yên nồi trong khoảng 30 phút ta thu được tào phớ.
Sau khi láng nồi cần đổ nhanh tay sữa đậu nành đang sôi sang nồi cơm điện.
Dùng muỗng hớt sạch bọt trên bề mặt sữa đậu nành. Bước 5: Chuẩn bị nước đường Hòa tan đường với nước, đun sôi cùng 1 bó lá dứa. Để nguội nước đường rồi cho vào tủ lạnh ướp cho thật lạnh. Các bạn có thể thay lá dứa bằng 1 thìa nước hoa bưởi hoặc ướp nước đường với hoa nhài. Nếu dùng nước hoa bưởi hoặc hoa nhài các bạn thêm chúng vào khi nước đường đã nguội.
Bạn có thể cuộn lá dứa vào cho gọn rồi mới đun cùng nước đường để khi lấy ra được dễ dàng hơn. Bước 6: Khi ăn, bạn dùng dụng cụ chuyên dùng để hớt từng lớp mỏng tào phớ vào bát. Nếu không có dụng cụ hớt tào phớ, bạn có thể dùng thìa mỏng và hớt thật nhẹ tay nhé!
Rót nước đường đã được làm mát vào bát tào phớ để ăn cùng. Bạn cũng có thể thay thế nước đường bằng sữa đậu nành để có món tào phớ sữa đậu thơm ngon không kém. Tào phớ có thể ăn nóng hoặc lạnh. Theo Bổ sung: Đường nho GDL – Glucono delta-lacton (màu trắng, nhỏ, mịn) là một phụ gia thực phẩm nguồn gốc tự nhiên. Đường nho GDL được tìm thấy khá phổ biến trong mật ong, nước quả và rượu vang. Do có tính axít nên nó bổ sung vị thơm nồng cho thực phẩm, mặc dù nó có vị chua bằng khoảng một phần ba của axít citric. Nó bị chuyển hóa thành glucoza; một gam đường nho GDL là tương đương với một gam đường. Glucono-delta-lacton, khi hòa tan trong nước nhanh chóng chuyển sang trạng thái cân bằng động với axít gluconic, làm cho dung dịch trở thành hỗn hợp của axít này với đường nho GDL. Tốc độ thủy phân đường nho GDL tăng lên do nhiệt và pH cao. Khi nếm đường nho GDL ban đầu có vị ngọt rồi chuyển dần sang chua. Đường nho GDL thủy phân trong nước thành axít, tạo kết tủa như chanh và giấm nhưng chậm hơn. Chính vì vậy, dùng đường nho GDL làm tào phớ rất mịn và đẹp. Không có mùi hậu vị như dùng nước muối Nigari của Nhật, thạch cao Gypsum hay đường Gelatine. Comments
-Chỉ pha đường nho GDL nước khi chuẩn bị đổ nước đậu. Dùng nước đun sôi để nguội, không được dùng nước nóng. Đường nho GDL vào nước sẽ chua, càng nóng càng nhanh chua, tào phớ sẽ không đông được. Silver Price Like this: Like Đang tải ... Related

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét